H.2.32. Cách phục trang phụ nữ Xá vùng Phúc Châu [Lăng Thuần Thanh 1979: 300]
2.4.3. Văn hóa giao thông
Trong mắt người Hoa Hạ-Hán, Bách Việt là cư dân “giỏi thủy chiến, thạo
dùng thuyền”. Chẳng hạn, cuốn Lã Thị Xuân Thu (thiên Thận Đại Lãm
慎大
览) viết “Người Việt chỉ cần ngồi thuyền là đến nơi”
.
Người Việt cổ vùng Ngô-Việt và Lĩnh Nam có trình độ làm thuyền hơn hẳn
các vùng Bách Việt khác. Các ghi chép sử liệu có niên đại muộn, do vậy ta
phải dựa vào khảo cổ học. May mắn, các di chỉ tại Quảng Châu cho thấy người
Nam Việt vào nửa sau thiên niên kỷ I trCN đã có những công xưởng lớn để chế
tạo thuyền bè (đặc biệt có thuyền rộng từ 5 đến 8 mét, có trọng tải từ 25 đến 30
tấn [Trương Vĩ
Tương 2006: 5]). Cổ sử từng nhắc tới loại thuyền Côn Lôn (
昆仑舶) to lớn
đi biển của người Việt Lĩnh Nam. Trong các ngôi mộ cổ có cùng niên đại cũng
có nhiều mô hình thuyền bè bằng sứ được tùy táng (như quan tài hình thuyền
Việt Khê; tục thuyền quan táng tồn tại rất lâu trong văn hóa người Việt Bắc
Bộ). Trên bề mặt trống Đông Sơn có nhiều mô hình thuyền đơn và thuyền đôi,
theo Đào Duy Anh [1955] và Thạch Chung Kiện [1992: 29-35], đó là các loại
thuyền đi biển. Phạm Đức Dương [2000: 60] suy đoán rằng “có thể từ chu là
phiên âm tiếng Hán từ đò của Việt Nam. Có thể nói dân Việt cổ ven biển ở
Lĩnh Nam đã sớm có kỹ thuật đóng thuyền trình độ cao, đến nửa sau thiên niên
kỷ I trCN thì phát triển rực rỡ.