đầu thời Bắc thuộc đến nay. Có thể họ là hậu duệ của những cư dân Đông Việt
xưa.
Hai tác giả Nguyễn Linh, Hoàng Xuân Chinh [1973: 106] đi từ nghiên cứu
so sánh di vật khảo cổ các thời kì tiền Đông Sơn và mối quan hệ với Đông Sơn
đúc kết rằng vào thời văn hóa Phùng Nguyên (thiên niên kỷ III-II trCN), bộ lạc
Phùng Nguyên mang đặc trưng Việt phát triển hơn các bộ tộc xung quanh, đã
vận động và phát triển để làm nền tảng cho các nền văn hóa về sau, trong đó có
Đông Sơn. Phải chăng người Phùng Nguyên chính là một trong các bộ lạc Cổ
Lạc Việt đầu tiên tại đồng bằng này?
Với nền tảng kết hợp Đông Việt và lớp cư dân Tây Việt, cư dân nói tiếng
Mon- Khmer tại chỗ, tộc Cổ Lạc Việt tiến xuống đồng bằng, ban đầu khai thác
vùng ngã ba Việt Trì, lập nước Văn Lang, dựng thành Phong Châu, sáng tạo
văn hóa Phùng Nguyên, tạo nền tảng cho văn hóa các giai đoạn sau.
Kết hợp các kết quả nghiên cứu trên, ta có thể rút ra bức tranh chung của
quá trình hình thành Cổ Lạc Việt như sau:
i. Sự chuyển tiếp từ Australoid sang Mongoloid vào cuối văn hóa Hòa Bình.
ii. Sự hình thành cộng đồng Bách Việt và phân lập hai nhánh Tây Việt, Đông
Việt vào khoảng 5.000 năm trước, khi văn minh trồng lúa đã phát triển.
iii. Sự gặp gỡ Môn-Khmer, Tây Việt và Đông Việt để hình thành Cổ Lạc Việt ở
đồng bằng sông Hồng–sông Mã giai đoạn văn hóa Hạ Long – Phùng Nguyên.
c. Từ Cổ Lạc Việt đến Tân Lạc Việt
Sau khi hình thành, cư dân Cổ Lạc Việt (tạm dịch là Ancient Lac Viet) nói
ngôn ngữ Việt-Chứt (hay Proto Việt-Chứt) bước vào các giai đoạn văn hóa Bắc
Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và bước đến đỉnh cao Đông Sơn.
Thời ấy, một bộ phận Tây Việt (cụ thể là Âu Việt và Điền Việt
) từ các vùng
bắc và tây bắc, cư dân Nam Đảo từ vùng viển phía nam tiếp tục xuống đồng
bằng, kể cả cư dân Ngô Việt chạy loạn sang (xem thêm Chử Văn Tần [2003:
410]), cùng hòa trộn với Cổ Lạc Việt để hình thành Tân Lạc Việt – cư dân
Đông Sơn (tạm dịch New Lac Viet).
Vào khoảng cuối thiên niên kỷ III trCN, người Phùng Nguyên – Đồng Đậu
đã bắt đầu chế tạo đồng theo quy mô địa phương. Đến nửa đầu thiên niên kỷ I