trCN, người Việt bước vào thời kì phát triển huy hoàng – văn minh Đông Sơn
[Bernet Kempers A.J. 1988: 268; Ambra Calò 2009]. Theo Chử Văn Tần
[2003: 66, 221, 253], văn hóa Đông Sơn được hình thành trong quá trình thống
nhất các văn hóa tiền Đông Sơn có quan hệ gắn bó với nhau tồn tại trong một
thời gian dài trước đó (tức văn hóa Cổ Lạc Việt và các dạng văn hóa chuyển
tiếp từ Cổ sang Tân Lạc Việt). Ông nói: “văn hóa Đông Sơn hình thành như là
kết quả của sự dung hợp của nhiều yếu tố văn hóa kết tinh lại quanh cái lõi
Phùng Nguyên..”, và là “nền văn hóa do nhiều tộc người tham gia tạo dựng
nên”, “từ các lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, hòa nhập vào nhau đó dần hội
kết thành văn hóa Việt với hai thành tố hạt nhân là Lạc và Âu”. Đó là sản phẩm
của quá trình tổng hợp hóa Cổ Lạc Việt, Âu Việt, Nam Đảo và cả Australo-
Melanesia để hình thành Tân Lạc Việt. Thời gian diễn ra mạnh mẽ nhất vào
trung kì thời đồ đồng đến sơ kì thời đồ sắt. Sự thống nhất ấy diễn ra trên cơ sở
tự nguyện, hoàn toàn không phải kết quả của sự thâu hóa bằng quyền lực dù
nhà nước Văn Lang đã hình thành.
Ở chương 1 chúng tôi đã bàn đến tính đồng nhất cao của tự nhiên và loại
hình kinh tế-văn hóa tiểu vùng đồng bằng sông Hồng–sông Mã. Tính liên
thông của tự nhiên (từ vùng núi xuống đồng bằng, hệ thống sông ngòi theo
hướng tây-đông, tây bắc–đông nam) đã tạo điều kiện để hai nhánh Tây Việt,
Đông Việt tái hợp nhau.
Sự góp mặt của cư dân Tây Việt nói các ngôn ngữ Tày-Thái ở vùng Tây Lạc
Việt diễn ra liên tục từ thời Văn Lang về sau. Danh từ vua Hùng trong tiếng
Việt hiện đại xuất phát từ danh từ pò khun, nghĩa là thủ lĩnh của các thủ
lĩnhtrong nhóm ngôn ngữ Thái. Tên gọi Mị Nương (Mễ Nàng), gốc mê-nang,
nghĩa là con gái thủ lĩnh (xem thêm Keith W. Taylor [1983: 7]). Lạc Long
Quân–Âu Cơ tuy là truyền thuyết mang tính hư cấu song cũng thể hiện được
sự hòa trộn hai dòng cư dân. Vị trí các vua Hùng đặt kinh đô (ngã ba sông
Hồng–sông Đà) cũng được coi là nơi giao thoa của hai dòng văn hóa miền
đồng bằng Lạc–miền núi Âu. Đến tk. III trCN, An Dương Vương
sát nhập
Âu và Lạc thành Âu Lạc và dời kinh đô xuống đồng bằng (Cổ Loa). Trần Quốc
Vượng [1996: 145] qua nghiên cứu dựa trên hiện vật trống đồng và các tư liệu
văn hóa dân gian khẳng định rằng mẹ tiên Âu lấy bố rồng Lạc là một cặp khởi