VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 164

H.3.7. Bản đồ đồng bằng sông Hồng thời Văn Lang – Âu Lạc [Keith W. Taylor 1983: 2]

Nghiên cứu khảo cổ học cũng đóng góp nhiều minh chứng sống động cho

thấy sự góp mặt của Âu Việt vào Đông Sơn. Chử Văn Tần [2003: 228-253]
dùng thuật ngữ “Đông Sơn núi” để chỉ phạm vi ngoại diên của văn minh Đông
Sơn ở cộng đồng người Âu Việt và một bộ phận Lạc Việt ở vùng đất Tây Bắc
Việt Nam. Các di vật tiêu biểu có thể kể như rìu xéo gót vuông, tên đồng ba
cạnh, dao găm chắn tay ngang, chuông đồng kiểu miền núi, trống đồng giao
thoa giữa hai trung tâm Điền Việt – Đông Sơn v.v. tìm thấy trong vùng cũng
như rải rác ở đồng bằng sông Hồng cũng được cho là một thể hiện của xu
hướng “về đồng bằng” của người Âu Việt.

Về mặt biểu tượng, vật tổ tiêu biểu của người Lạc Việt là chim và giao long,

trong khi hươu là tôtem tiêu biểu của người Âu Việt. Trên chiếc rìu Đông Sơn,
ngoài hoa văn người đội mũ lông chim, còn có các mô típ hươu và giao long.
Bàn về ba trong số các bộ của nhà nước Văn Lang xưa là Chu Diên, Mê Linh
và Câu Lậu, tác giả Nguyễn Duy Hinh [2004] dẫn giải Mê Linh “rất có thể là
vùng của bộ tộc thờ hươu”, trong khi “dân Chu Diên thờ con diều đỏ”, còn
“dân Câu Lậu thờ trâu”. Theo Phạm Đức Dương [2000: 199], tên sông Đuống
cũng là một từ tiếng Tày cổ: tu-đuông hay tu-luông, tức thuồng luồng, rồng.
Người Mường giữ tục gọi hươu là mẹ, là cha, gắn với tích Âu Cơ – Lạc
Long Quân, mẹ quê rừng cha quê biển [Nguyễn Văn Ưu 2009]. Ngày nay, ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.