phân tán lên vùng Dương Tử (Đông Việt), Vân-Quý (Tây Việt) và các vùng lân
cận vào các thời điểm khác nhau.
Sự hội tụ Môn-Khmer, Đông Việt và một bộ phận Tây Việt (Âu Việt) hình thành tộc Cổ Lạc Việt ở đồng
bằng sông Hồng-sông Mã đầu thời đồ đồng (văn hóa Phùng Nguyên-Đồng Đậu-Gòn Mun-tiền
Đông Sơn)[ vi.wikipedia.org]
Nghiên cứu kết hợp khảo cổ học và ngôn ngữ học cho thấy vùng rìa đồng
bằng sông Hồng-sông Mã ở phía nam Lĩnh Nam thời tiền Đông Sơn có sự hiện
diện của cư dân nói tiếng Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Austro-asiatic. Đó là khối
dân cư tiền Việt-Chứt đã tách khỏi Katu di chuyển đến. Vì cùng thuộc Austro-
asiatic nên nhóm cư dân này và người Đông Việt từ Dương Tử xuống có quan
hệ mật thiết nhau. Đây cũng là lý do Trần Ngọc Thêm [2001] xếp Môn-Khmer
vào Bách Việt (ngang hàng với Việt–Mường, Tày–Thái v.v.). Tại đồng bằng
sông Hồng-sông Mã, dân Việt- Chứt đồ về ngày càng nhiều và trở thành lực
lượng chiếm ưu thế.
Bộ phận Tây Việt phát triển ở Nhị Nhồ, Vân-Quý và tây bắc Lĩnh Nam có
trình độ sản xuất cao hơn nên dần dà lấn át khối Môn-Khmer phía nam ở đông
bắc Miến Điện, bắc Thái Lan
. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng-sông Mã