VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 157

(tính theo phương pháp Swadesh), trước khi có sự pha trộn yếu tố ngôn ngữ
Tày-Thái.

Gia đình ngôn ngữ Proto-Austric [Benedict 1975: 1, 462]

Nghiên cứu cho thấy khối cư dân này hình thành ở khu vực miền trung bán

đảo Đông Dương, xếp thành ba khu vực (1) phía Bắc (các khối Khmu,
Palaung-Wa và Khasi); (2) phía Đông (Khmer, Banar và Việt-Katu); (3) phía
Nam (Jahaic, Senoic, Semelaic (xem chương 2). Trong số đó, tiếng Việt-
Mường (tiểu chi Việt-Chứt) gắn bó nhiều nhất với Katu, thuộc nhánh phía
Đông. Theo Nguyễn Tài Cẩn [1995: 15], tiếng Việt-Chứt tách khỏi khối Việt-
Katu vào khoảng 4000 năm trước (văn hóa Phùng Nguyên) do nhóm cư dân
này thiên di về phía đông bắc (đến vịnh Hà Nội), sau tiếp tục phân hóa thành

Việt-Mường và Pọng-Chứt

[84]

. Do vậy, thứ ngôn ngữ chung ở vùng đồng bằng

này vào quãng thời gian đó gọi là Việt-Chứt (Proto Việt-Chứt).

Benedict [1947] nhận định tiếng Việt có dấu hiệu của một “chiếc neo

(anchor)” phía đông bắc của khối Austro-asiatic, song lại mang đậm nhiều yếu
tố ngôn ngữ Thái, chẳng hạn hệ thống thanh điệu. Pulleyblank E.G. [1978: 42]
cũng tán đồng quan điểm này. Tương tự, Mei Tsu-lin và Jerry Norman khẳng
định tiếng Việt cổ vùng Ngô Việt, Mân-Đài giống với tiếng Việt hiện đại ở Việt
Nam, đều là ngôn ngữ Nam Á (đã dẫn).

Chúng tôi đồng thuận với nhiều tác giả, cho tiếng Việt cổ (Lạc Việt) thuộc

nhánh Nam Á có pha trộn Tày-Thái, tức có sự gặp gỡ Đông Việt, Mon-Khmer
và Tây Việt
.

Ở phương diện khảo cổ, nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có bốn sự

kiện lớn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người và văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.