ủng hộ bởi giữa tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ Thái-Kadai tồn tại sự khác biệt
cơ bản về vốn từ vựng, hình thức âm tiết đầu quy định thanh điệu [Mark J.
Alves 2000], trong khi giữa chúng chỉ thể hiện nét tương đồng về cấu trúc
ngôn ngữ (language structure) và cơ chế vận hành.
Ở thuyết thứ hai, các tác giả Matsumoto (1928), Bình Nguyên Lộc [1971],
Nguyễn Ngọc Bích [1994] lại cho tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Đảo và gần với
tiếng Nhật. Trên thực tế các dấu vết gắn với ngôn ngữ Nam Đảo rất mờ nhạt,
không đủ để khẳng định. Thuyết này bị A.G. Haudricourt phản bác đầu tiên
vào khoảng năm 1953, 1954. Sự tương đồng của một bộ phận từ vựng Việt-
Mường và Nam Đảo có thể là hiện tượng tất yếu bởi cả Nam Á (chứa Việt-
Mường) và Nam Đảo đều tách ra từ một thứ ngôn ngữ Đông Nam Á cổ (Proto-
Austric?) [Phạm Đức Dương 1983].
Trong khi đó, nhiều tác giả
với nhiều công trình nghiên cứu từ vựng, ngữ
âm tiếng Việt gắn tiếng Việt với tiểu chi Việt-Chứt (Vietic, theo cách gọi người
Mỹ), nằm trong khối Việt-Katu thuộc khu vực phía đông của ngành Môn-
Khmer, họ Austro-asiatic. Bên trên cơ tầng đó là cơ chế Tày-Thái (Thai-
Kadai).