VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 153

lưu Tây Giang) [tư liệu điền dã 2008]; sự kiện “Âu, Lạc đánh nhau, Nam

Việt lung lay”

[76]

thời kì nước Nam Việt (theo Sử Ký); sự kiện Thục Phán đánh

bại Hùng Vương, sát nhập Âu Lạc v.v..

Trong khi đó, sự va chạm giữa họ chỉ mang tính cục bộ do cả ba đều là cư

dân Bách Việt. Sự hòa hợp Tây Việt và Đông Việt hình thành nên tộc Nam Việt
ở vùng đất nay là Quảng Đông, sự hòa trộn giữa Âu và Lạc thời An Dương
Vương trị vì v.v. là các biểu hiện cụ thể của sự “tái hòa nhập Bách Việt” ở Lĩnh
Nam.

Trên nền tảng của sự hòa trộn ấy, tổ tiên Cổ Lạc Việt và Tân Lạc Việt, sử

sách gọi chung là Lạc Việt, được hình thành ở hai giai đoạn khác nhau.

b. Từ Tây Việt, Đông Việt đến Cổ Lạc Việt

Ở Lĩnh Nam, Lạc Việt là một chi tộc lớn của nhánh Đông Việt, có phạm vi

cư trú rộng từ vùng đồng bằng sông Hồng–sông Mã sang bắc vịnh Bắc Bộ
(thuộc Quảng Tây), bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam. Xuất phát các nguyên
nhân tự nhiên và lịch sử – xã hội, bộ phận Lạc Việt tiếp tục phân đôi, gồm Tây
Lạc Việt (đồng bằng sông Hồng–sông Mã và vùng núi bao quanh) và Đông

Lạc Việt phía đông (phần còn lại)

[77]

. Phần thảo luận chủ yếu tập trung ở bộ

phận Tây Lạc Việt.

Về danh từ Lạc Việt, người Việt Nam có thuyết cho rằng từ Lạc (

駱, Lạc bộ

Mã) xuất phát từ tên gọi “nước” trong tiếng Việt cổ (nước = nác, sau chuyển
âm thành Lác, Lạc) [Vũ Thế Ngọc 1974, 2005]. Ngoài ra cũng có các quan
niệm cho “Lạc” (

駱) bắt nguồn từ “Lúa hay Ló”, “loài ngựa trắng bờm đen”

(theo sách Tống Bản

Quảng Vận đời Tống,), “con lạc đà” (Karlgren và L. Wieger), “cháy rần rật

hay trôi cuồn cuộn” (xem thêm Nguyễn Duy Hinh [2004: 56-59]) v.v.. Ngoài
Lạc bộ Mã (

駱), còn có Lạc bộ Chuy (雒), xuất hiện trong Giao Châu Ngoại

Vực Ký (tk. IV) và Thủy Kinh Chú (tk.VI), nghĩa là “một loài chim”

[78]

; và Lạc

bộ Trãi (

貉), chỉ “một dân tộc phía bắc Trung Quốc” hay “một loại chồn”. Các

lối giải thích xa này đều không gắn được với các thuật ngữ Lạc vương, Lạc
dân, Lạc điền, chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên với đỉnh cao là văn
minh Đông Sơn sông nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.