VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 152

các tộc người Thái, Tày, Nùng vùng núi phía bắc và tây bắc Việt Nam

đều nói các ngôn ngữ thuộc nhóm Thái, tức nhánh Tây Việt

[74]

. Trong lịch sử,

cái gọi là “Chủ nghĩa Đại Thái” từng nhen nhóm và phổ biến ở nhiều nơi trong
khu vực, đặc biệt là ở Thái Lan sau thập niên 1950 khi tác phẩm Chủng Thái:
anh cả của người Trung Hoa
của William Clifton Dodd được dịch và công bố
tại Bangkok năm 1923.

Có thể nói, Lĩnh Nam là cội nguồn, là nơi tìm về của cả Tây Việt và Đông

Việt.

(2) Nhìn trong nội vùng, người Âu Việt (Tây Việt) là chủ thể tại phần phía

tây- tây bắc Lĩnh Nam, trong khi đó, dải đất phía đông nam từ bán đảo Lôi
Châu, bắc vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và đồng bằng sông Hồng–sông Mã đều

do người Lạc Việt (Đông Việt) làm chủ

[75]

, phân thành Đông Lạc Việt và Tây

Lạc Việt (xem chương 1). Riêng ở khu vực các đồng bằng Châu Giang, Hàn
Giang (đông Quảng Đông), tộc người Nam Việt hình thành từ sự hòa trộn Tây
Việt và Đông Việt vào khoảng thiên niên kỷ I trCN.

Bảng 3.1: Sự phân bố hai nhánh Tây Việt và Đông Việt và các tiểu vùng ở

Lĩnh Nam

Trong văn hóa dân gian hiện có nhiều chi tiết giúp khu biệt ba tộc người

Lĩnh Nam. Đó là truyền thuyết Tiễn phu nhân (xem chương 1) vùng Lôi Châu
từng là thủ lĩnh Nam Việt Lạc Việt trước nguy cơ Hán hóa vào tk. VI sau
CN; câu chuyện Ôn Long Cơ dẫn dắt 5 bộ tộc Âu Việt từ thượng nguồn Li
Giang (Quảng Tây) chạy giặc Tần kéo xuống đồng bằng Châu Giang đã gặp
phải sự kháng cự của tộc Nam Việt, đành phải ở lại ngã ba Duyệt Thành (trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.