VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 151

song do không tìm được điều kiện tự nhiên phù hợp cho nghề canh nông, họ
tiếp tục tiến vào đồng bằng ở Lĩnh Nam. Có hai con đường chính, ngả phía tây
theo dòng sông Can vượt Ngũ Lĩnh (ải Mai Quan) vào sông Bắc Giang rồi
định cư ở Lĩnh Nam; ngả thứ hai men theo bờ biển phía đông hay đi thuyền
vào Lĩnh Nam (hình 1.19 chương 1). Các dòng thiên di này diễn ra liên tục và
mạnh mẽ, nhất là vào các thời Sở diệt Việt (333 trCN), chiến tranh Hán – Mân
Việt (tk. II trCN), quá trình Hán hóa đất Mân (tk. II sau CN về sau), và sau này
là vào thời Tam Quốc. Trong ngôn ngữ học, ngoài phát hiện “ngôn ngữ Việt cổ
vùng Dương Tử (ghi lại qua cổ sử Trung Hoa) giống với tiếng Việt hiện đại ở
Việt Nam, đều là ngôn ngữ Nam Á” của các tác giả Mei Tsu-lin và Jerry
Norman [1976: 274-301], giữa tiếng Việt Nam và tiếng Mân Nam, tiếng Triều
Châu cũng có nhiều nét tương đồng. Phải chăng đây là biểu hiện của tính đồng
nhất
về ngôn ngữ giữa Ngô Việt, Mân-Đài và bộ phận cư dân đồng bằng phía
đông Lĩnh Nam? Với đặc trưng loại hình kinh tế – văn hóa nông nghiệp vùng
trũng
nghề biển, cư dân Đông Việt tập trung chủ yếu ở những vùng đồng
bằng châu thổ (Châu Giang, sông Hồng-sông Mã), dải đất thấp ven biển (bán
đảo Lôi Châu, bắc vịnh Bắc Bộ) và đảo Hải Nam [Vương Minh Lượng 1993:
24].

Ở một góc độ khác, nhiều đợt di dân Tây Việt từ vùng Nhị Hồ (tộc Dương

Việt) vượt Ngũ Lĩnh vào Lĩnh Nam xảy ra vào thời kì nước Sở nam tiến, và
sau này là sự kiện Tần diệt Sở (tk. III trCN). Tác giả Ruey Yifu [1969] cho
rằng tổ tiên dân Bắc Choang từng di cư từ nam Hồ Nam vào bắc Quảng Tây.
Điều này hoàn toàn phù hợp với ghi chép cổ sử. Nghiên cứu bài hát Việt Nhân
Ca
(tk. VI trCN) vùng Động Đình cho thấy mối quan hệ nguồn gốc giữa tộc
Dương Việt với nhóm cư dân Bắc Choang là rất mật thiết (xem Phụ lục). Tác
giả W. Eberhard [1968] cũng bàn rất nhiều về tính đồng nhất của văn hóa dân
gian, tín ngưỡng–tôn giáo cư dân nói tiếng Thái vùng trung lưu Dương Tử,
Vân-Quý với văn hóa Bắc Choang. Trên thực tế, vùng núi phía tây Lĩnh Nam
vốn dĩ là một bộ phận của cộng đồng Tây Việt, sống rải rác ở tiểu vùng Âu
Việt và góc tây bắc Tây Lạc Việt (Tây Bắc Việt Nam). Hiện tại các cộng đồng
Choang, Thủy, Mao Nam, Bố Y, Đồng v.v. ở Quảng Tây, Quý Châu; người
Thái ở Vân Nam, người Xiêm ở Thái Lan, người Lào Lùm ở Lào, người Shan
ở Miến Điện, người Thái Ahom, Thái Khămti ở bang Assam (Ấn Độ),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.