chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Đặng Nghiêm Vạn [2003: 274- 266]
cho bộ phận Tày-Thái phía tây gắn liền với Điền Việt cổ, trong khi bộ phận
phía đông là di duệ của Âu Việt và một phần Lạc Việt.
Tác giả người Đức, W. Eberhard [1968], khu biệt bằng hai tên gọi là Tai
(Thái) chỉ nhánh phía tây và Yue (Việt) chỉ nhánh phía đông, theo đó, điểm
khác biệt cơ bản nằm ở sự khác biệt điều kiện môi sinh dẫn đến sự phân lập
trong loại hình kinh tế – văn hóa. nhánh Tai làm nương rẫy và cày ruộng cạn,
ruộng đồi gò; trong khi nhánh Yue làm ruộng sâu với kỹ thuật canh nông tiên
tiến. Tác giả Lâm Huệ Tường phân thành hệ Việt cổ (Austro-asiatic) và hệ
Bặc-Shan (tức Tày-Thái). Nhiều phát hiện cho thấy nghề lúa nước Nam Đảo
có nguồn gốc từ Đông Việt. Ở Lĩnh Nam, bộ phận Đông Việt cư trú rải rác ở
đồng bằng và hải đảo ven biển, dung hợp với Tây Việt sinh ra Nam Việt (vùng
Quảng Đông), tương tác với cư dân Môn-Khmer và Tây Việt sinh ra Cổ Lạc
Việt.
Tại Lĩnh Nam, do tự nhiên phân hóa nên bộ phận Bách Việt tại chỗ cũng có
hiện tượng nhị phân. Vùng Quảng Tây (Âu Việt), vùng núi Tây Bắc Việt Nam
(Tây Lạc Việt) do cùng điều kiện tự nhiên (núi rừng, thung lũng v.v.) đã phát
triển theo hướng Tây Việt. Bộ phận đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng–
sông Mã về cơ bản do cư dân Mon-Khmer và Đông Việt làm chủ. Chúng tôi
không xếp lớp dân Môn-Khmer này vào Đông Việt do không chứng minh được
cơ sở gắn bó giữa họ và toàn bộ Đông Việt. Họ vốn thuộc bộ phận Môn-Khmer
phía Đông (chi Việt-Katu, tiểu chi Việt-Chứt).
Tác giả E.G. Pulleyblank [1978: 28] đặc biệt nhấn mạnh “..người Việt cổ từ
Chiết Giang xuống đến Việt Nam là dân cư Austro-asiatic, gắn với người Việt
Nam hiện đại – tộc người bản xứ hậu duệ của cư dân Austro-asiatic cổ..”.