(1) Lĩnh Nam là một “Bách Việt thu nhỏ”, cái gì của Bách Việt đều có ở
Lĩnh Nam. Lĩnh Nam là chiếc nôi của Bách Việt, quê hương chung của cả hai
nhánh Tây Việt và Đông Việt. Hai vùng Nhị Hồ và Vân-Quý thuộc nhánh Tây
Việt, các vùng Ngô Việt và Mân-Đài xếp vào Đông Việt. Về mặt ngôn ngữ,
nhánh Tây Việt bao gồm cư dân nói tiếng Tày-Thái, trong khi người Đông Việt
nói thứ ngôn ngữ thuộc Austro-asiatic. Cả ba ngữ hệ Tày-Thái, Austro-asiatic
(bao hàm cả ngành Môn- Khmer) và Nam Đảo được Benedict xếp chung vào
gia đình ngôn ngữ Austric. Phải chăng cộng đồng cư dân Bách Việt nói thứ
ngôn ngữ sơ khai Austric?
Đầu tiên, Lĩnh Nam là chiếc nôi của cả cộng đồng Bách Việt theo khảo cứu
di truyền học [Lý Huy 2002] và nhân loại học. Sau khi hình thành, Bách Việt
phân tách thành các chi tộc chính như Câu Ngô, Vu Việt (Ngô Việt), Dương
Việt, Can Việt (Nhị Hồ), Đông Âu, Mân Việt, Di Việt (Mân-Đài), Điền Việt,
Ai Lao, Câu Đinh, Dạ Lang (Vân-Quý), Âu Việt, Nam Việt, Lạc Việt (Lĩnh
Nam) v.v..
Bách Việt tuy đồng chủng song do định cư trên địa bàn rộng có điều kiện tự
nhiên, đời sống sản xuất và quá trình lịch sử – xã hội khác nhau nên phát sinh
tính đa dạng, và vì thế mới gọi Bách Việt, tức “trăm Việt”. Hàng trăm, hàng
ngàn công trình nghiên cứu thuộc nhiều phương diện khác nhau như dân tộc
học, lịch sử, ngôn ngữ học, khảo cổ học và di truyền học trong khu vực và trên
thế giới có tiếng nói khá nhất quán về sự tồn tại của khối Bách Việt và đặc
trưng văn hóa Bách Việt này.
Thứ hai, từ Lĩnh Nam, cộng đồng Bách Việt phát triển theo hai hướng: đông
bắc và tây-tây bắc (tính nhất nguyên lưỡng phân theo cách gọi của Lý Huy
[2002]).
Ở hướng thứ nhất, một bộ phận Bách Việt kéo lên định cư vùng hạ lưu
Dương Tử, vịnh Hàng Châu, dải đất Phúc Kiến, làm nghề nông nghiệp lúa
nước vùng châu thổ và khai thác biển, gọi là nhánh Đông Việt
. Họ nói các
phương ngữ thuộc nhánh Austro-asiatic. Có nhiều bằng chứng cư dân Đông
Việt nói cùng thứ ngôn ngữ với tổ tiên Nam Đảo thời sơ kì phân lập Bách Việt
– Nam Đảo. Đây là cơ sở để Đặng Nghiêm Vạn [2003] gọi ngôn ngữ Đông
Việt cổ là Nam Đảo. Theo chúng tôi, thứ ngôn ngữ mà cư dân Đông Việt xưa