VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 146

người Việt (Kinh). Khu vực trung du và đồi núi bao quanh dĩ nhiên vẫn mang
tính dị biệt, và do vậy đây là quê hương của các tộc người đa sắc thái.

Rõ ràng, văn hóa Lạc Việt chỉ có thể được nhận diện trong phối cảnh vùng

văn hóa Lĩnh Nam, rộng hơn là văn hóa Bách Việt. Để làm được điều này,
bước tiếp theo chúng ta phải nhận diện người Lạc Việt cổ trong mối quan hệ
với không gian, quá trình lịch sử xã hội cùng loại hình văn hóa của nó.

3.1.2. Văn hóa Lạc Việt nhìn theo chủ thể và thời gian

Cho đến đầu tk. XX, mọi suy luận về tổ tiên Lạc Việt đều dựa vào truyền

thuyết và cổ sử Trung Hoa. Nhiều tác giả trong và ngoài nước tỏ vẻ hoài nghi.
Đến giữa tk. XX, dù các khoa học hiện đại đã tương đối phát triển, tấm màn bí
mật kia vẫn chưa được vén lên hoàn toàn. Michael Howard [2001: xvii] từng
nghi ngờ: “người Việt Nam hiện đại thờ Hùng Vương dù không biết chính xác
là tổ tiên hay không?”.

Trong lịch sử từng có bốn thuyết tiêu biểu nói về nguồn gốc dân tộc Việt

Nam: (1) Thuyết của Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Vu Việt hay
Ngô Việt xuống Âu Lạc thời kì Sở tiêu diệt Ngô Việt năm 333 trCN; (2)
Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân Việt sang Âu Lạc;
(3) Thuyết của các tác giả Đào Duy Anh, Hồ Hữu Tường về cuộc di cư do thời
tiết của người Bách Việt cổ từ Bắc xuống Nam; và (4) Thuyết của nhóm các
nhà nghiên cứu Trung Hoa đương đại cho người Việt hiện nay là kết quả của
quá trình tái tổ hợp của nhiều tộc người, từ Lạc Việt bản địa với người Hán,
người Chăm, người Khmer v.v. [Vương Văn Quang 2007: 8]. Để có một cái
nhìn hệ thống, chúng tôi đi từ chiếc nôi Bách Việt của người Lạc Việt đến các
quá trình dung hợp tộc người và văn hóa giữa Lạc Việt và các cộng đồng, trực
tiếp thảo luận các mối quan hệ văn hóa. Trong mục này chúng tôi đề xuất hai
khái niệm. (1) Cổ Lạc Việt (Ancient Lạc Việt) chỉ giai đoạn phát triển văn hóa
Lạc Việt từ thời nguyên thủy, trải qua quá trình dung hợp văn hóa chủ yếu với
Môn-Khmer đến cuối thời Phùng Nguyên – Đông Sơn. Tân Lạc Việt (Synthetic
Lac Viet
) kế thừa Cổ Lạc Việt, hình thành từ sự kết hợp Cổ Lạc Việt với Âu
Việt, Điền Việt để hình thành cộng đồng chung Việt-Mường từ trung kì thời
Đông Sơn đến lúc phân lập văn hóa Việt-Mường cuối Bắc thuộc.

a. Sự phân tách và hội tụ hai nhánh Tây Việt – Đông Việt tại Lĩnh Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.