(bờ bắc vịnh Bắc Bộ, bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam Trung Quốc); và (4) tiểu
vùng Tây Lạc Việt: đồng bằng bằng sông Hồng-sông Mã tương đối bằng
phẳng khép kín ở Bắc Bộ Việt Nam – xem hình 3.1.
H.3.1. Địa hình Lĩnh Nam. (1) Âu Việt; (2) Nam Việt; (3) Đông Lạc Việt; (4) Tây Lạc Việt
[vi.wikipedia.org]
Trong bảng 1.5 chương 1, chúng tôi đã tổng hợp các điều kiện tự nhiên,
thành phần tộc người, quá trình lịch sử – xã hội để xác định kiểu loại hình kinh
tế – văn hóa và bản chất văn hóa của từng tiểu vùng. Trên đại thể, văn hóa tiểu
vùng Âu Việt mang nặng tính đa dạng, ngược lại văn hóa tiểu vùng Tây Lạc
Việt đạt được tính đồng nhất ở tầng mức cao nhất, trong khi đó văn hóa hai
tiểu vùng Nam Việt và Đông Lạc Việt nằm giữa hai cực này. Quảng Tây (tiểu
vùng Âu Lạc) là một trong những tỉnh (khu tự trị) có số dân tộc thiểu số nhiều
nhất Trung Quốc; Quảng Đông (Nam Việt) tập trung nhiều hệ dân Hán Hoa
Nam; còn Hải Nam (Đông Lạc Việt) là nơi tạp cư của các hệ dân Hán và tộc
người Lê.
Tiểu vùng Tây Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam) do sở hữu đồng bằng tương đối
bằng phẳng và khép kín, các điều kiện sản xuất, cư trú và lịch sử xã hội đặc thù
đã giúp tạo nên tính đồng nhất. Cho đến nay, hầu hết cư dân tại đây đều là