VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 148

nói là tiếng nói chung giữa Austro-asiatic và Nam Đảo, và ngữ hệ Nam Đảo
phát triển độc lập khi họ di cư ra hải đảo.

Giữa hai bộ phận này chia sẻ yếu tố biển trong văn hóa. Người Bách Việt

(cụ thể là Đông Việt) được người phương Bắc đánh giá là “giỏi thủy chiến,
thạo dùng thuyền” (theo Sử Ký). Theo các cuốn Trang Tử Mặc Địch (

墨翟),

Ngô và Việt là hai nước có trình độ đóng thuyền cao nhất, trong có đó các loại
thuyền chiến và thuyền đi biển (xem chương 2). Theo cổ sử, người Câu Ngô đã

biết chế tác thuyền to từ nửa đầu thiên niên kỷ I trCN

[70]

. Tương tự, người Vu

Việt cũng có thể chế tạo ra thuyền to đến mức “một lúc dùng đến 300 chiếc
qua thuyền”, có đội quân đến “2800 quân sĩ chuyên chèo thuyền lầu” (Việt
Tuyệt Thư
). Với năng lực ấy, người Ngô Việt đã sớm phát triển ngành hàng hải.
Thậm chí từng có thuyết cho rằng người Ngô Việt đã có thể vượt Thái Bình
Dương đến châu Mỹ, tiêu biểu là Thạch Chung Kiện [1992: 29-35]. Quan điểm
này chủ yếu dựa trên các căn cứ: bôn có nấc kiểu Bách Việt tìm thấy ở
Philippines – đảo Bornéo – quần đảo Polynesia; một số neo đá tìm thấy ở Thái
Bình Dương và Bắc Mỹ; các mô hình thuyền đôi đi biển trên bề mặt trống
Đông Sơn; quy luật biển lặng trong năm thuận lợi cho việc đi biển; thần thoại

thủy thần Tangaroa

[71]

ở Polynesia v.v. Tác giả này cho người Đông Việt cổ đã

vượt Thái Bình Dương theo hai ngả (1) eo Bering; và (2) Đài Loan –quần đảo
Nam Dương – Nam Thái Bình Dương – Nam Mỹ.

Ở hướng thứ hai, cư dân Bách Việt di cư đến các vùng cao nguyên, thung

lũng ven sông, đồi gò và vùng núi non các vùng hồ Động Đình, hồ Phàn
Dương và cao nguyên Vân-Quý. Đây là nhánh Tây Việt. Qua quá trình tương
tác với tự nhiên và cộng cư với người dân phi Bách Việt (Ba-Thục, Đê-
Khương, Bách Bộc v.v.), người Tây Việt dần dà phát triển dòng ngôn ngữ Tày-
Thái (Dai, Tai-Kadai, Choang-Đồng v.v.). Nhóm này tiếp tục phân thành (1) bộ
phận Tày-thái phía tây (Thái, Lào, Lự, Yuan, Shan, Ahom, Khamti v.v.) có mối
quan hệ mật thiết với người Tây Việt ở Nhị Hồ và Vân-Quý, trong khi trong
(2) bộ phận Tày-Thái phía đông (Choang, Tày, Nùng, Sa, Cao Lan, Giáy, Bố Y,
Sán Chay v.v.) có sự dung hòa của Đông Việt (đặc biệt trong trường hợp Nam
Choang và Tày). Sự phân lập này về sau có thêm cơ sở là đại bộ phận Tày-
Thái phía tây nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, trong khi bộ phận phía đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.