Sự phân lập Tây Việt và Đông Việt từ chiếc nôi Bách Việt vào khoảng 5000 năm trước [wikipedia.org]
Thứ ba, trong quá trình lịch sử – xã hội, Lĩnh Nam đã đón nhận trở lại lượng
lớn dân Đông Việt từ các vùng đất phía đông bắc đổ về, cũng như cư dân Tây
Việt từ vùng Nhị Hồ thiên di vào. Thêm vào đó, sự tiếp nối của tự nhiên vùng
Vân-Quý và Lĩnh Nam đã tạo phối cảnh thuận lợi cho giao lưu tộc người và
văn hóa hai vùng.
Xét theo không gian, Lĩnh Nam nằm ở phía đông nam của Bách Việt, phía
đông bắc tiếp giáp với đất Mân; phía tây liền kề cao nguyên Vân-Quý, còn
phía bắc thông với vùng Nhị Hồ qua các con đường mòn vượt Ngũ Lĩnh. Với
vị trí này, Lĩnh Nam là nơi gặp gỡ của cả hai nhánh Tây Việt và Đông Việt.
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Tiểu Lô [2007] cho thấy sự tiếp xúc giữa vùng
Lĩnh Nam với đất Mân và vùng Ngô Việt là rất mật thiết. Cư dân Ngô Việt đa
phần theo nghề nông nghiệp châu thổ, người Mân-Đài thạo nghề biển, cả hai
gần gũi với bộ phận đồng bằng ở Lĩnh Nam về mặt tộc người và văn hóa. Di
chỉ nông nghiệp sớm Thạch Hiệp ven sông Bắc Giang (Quảng Đông) và các di
chỉ dọc sông Can
(Giang Tây) được chứng minh là các “trạm giao lưu” giữa
hai trung tâm nông nghiệp sớm Dương Tử và Lĩnh Nam
. Tương tự, các di
tích hải cảng lớn, xưởng đóng tàu sớm tìm thấy ở lưu vực sông Châu Giang
(Quảng Đông) được cho là có mối liên hệ với cư dân Ngô Việt phía bắc. Qua
nhiều thời kì binh loạn, nhiều lớp dân Ngô Việt chạy loạn vào đất Mân đồi núi,