VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 154

Thành phần tộc người Lạc Việt phức tạp nhất trong số các chi tộc Bách Việt

ở Lĩnh Nam. Thứ nhất, do vùng này tiếp giáp với vùng Vân-Quý của Bách Việt
và khu vực còn lại ở Đông Nam Á lục địa nên quá trình giao thoa tộc người và
văn hóa diễn ra liên tục trong lịch sử. Tiếng Việt-Mường hình thành trên cơ sở
của sự tổng hợp Môn-Khmer (thuộc Austro-asiatic), Tày-Thái, Nam Đảo và
Australoid [Phạm Đức Dương 1983: 76-133] là một minh chứng. Thêm vào
đó, nhiều nét tương đồng giữa trống đồng Đông Sơn và trống đồng Điền Việt
trên đất Vân-Quý phần nào phản ánh được vai trò cầu nối của hệ thống sông

Hồng cũng như tính đa dạng của văn hóa tộc người

[79]

.

Tiểu vùng này từng trải qua quá trình lịch sử lâu dài, tiếp nối từ văn hóa Hòa

Bình cổ xưa sang văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Phùng Nguyên để hun đúc thành
cơ tầng văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Với vai trò trung tâm, đồng bằng
sông Hồng-sông Mã với đặc trưng khép kín đã nhất thể hóa sự đa dạng chủng
tộc và văn hóa ấy của tiểu vùng, nâng thành đặc trưng tính thống nhất. Tính

thống nhất của tự nhiên

[80]

với nghề nông nghiệp lúa nước tập trung và điều

kiện lịch sử-xã hội đặc thù đã tạo nên tính đồng nhất của văn hóa, góp phần
hình thành “sức phản kháng” mạnh mẽ trong thời kì chống Bắc thuộc, và cuối
cùng hình thành nhà nước Đại Việt từ giữa tk. X.

Trở lại vấn đề tìm về nguồn gốc tổ tiên Lạc Việt của người Việt Nam, chúng

tôi tiến hành khảo sát trên các bình diện ngôn ngữ, di truyền và khảo cổ.

Ở phương diện quan hệ lịch sử ngôn ngữ, ngành ngôn ngữ học hiện đại vẫn

đang tranh luận sôi nổi về nguồn gốc tiếng Việt-Mường. Hiện có các thuyết
xếp tiếng Việt–Mường vào ngữ hệ Nam Á (Austro-asiatic), Tày–Thái (Tai-
Kadai) hoặc Nam Đảo (Austronesien), đồng thời cũng có thuyết khẳng định
tiếng Việt thuộc dạng ngôn ngữ “pha trộn” của cả ba nhóm trên cùng với một
lượng lớn từ vựng tiếng Hán. Trong đó, được nhiều người đồng thuận nhất là
thuyết tiếng Việt mang cơ tầng Môn-Khmer, cơ chế Tày-Thái thuộc ngữ hệ
Nam Á
. Nói cách khác, tiếng Việt là một ngôn ngữ họ Nam Á, thuộc ngành
Môn-Khmer, tiểu chi Việt-Chứt.

Các tác giả Diguet E.J. Joseph (1910) và Henri Maspero [1912] chủ

trương tiếng Việt thuộc nhóm Thái–Kadai

[81]

, song không được nhiều người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.