Sơ đồ mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Đông Nam Á theo Phạm Đức Dương [1983: 89]
Tại điểm này lại phân làm hai xu hướng: (1) coi tiếng Việt (hay Việt-Mường)
là một bộ phận của Mon-Khmer (chủ yếu ở phương Tây); và (2) cho tiếng Việt-
Mường cùng gốc và ngang hàng với Môn-Khmer (quan điểm của Benedict
[1975] và các tác giả Việt Nam nửa sau tk. XX). Chúng tôi đồng thuận với số
đông tác giả cho tiếng Việt thuộc phân chi Việt– Mường, được sinh ra từ sự
tương tác giữa dòng Austro- asiatic và Tày-Thái trong đại gia đình ngôn ngữ
Đông Nam Á cổ Austric
. Như vậy, tiếng Việt–Mường có quan hệ nguồn gốc
với Môn- Khmer, cả hai đều thuộc họ Austro-asiatic chứ không phải sinh ra từ
Môn-Khmer. Trên cơ tầng chính là Môn-Khmer, tiếng Việt-Mường gắn thêm
cơ chế vận hành kiểu Tày-Thái. Thuật ngữ Proto-Austric của Benedict [1942:
576] phản ánh được quan điểm này.
Bàn về cơ tầng Môn-Khmer trong tiếng Việt-Mường, nhiều tác giả nửa sau
tk. XX thống nhất quan điểm về sự có mặt của cư dân Môn-Khmer nhánh Việt-
Chứt (hay Proto-Việt Chứt) ở khu vực vịnh Hà Nội ít nhất là 4000 năm trước