hóa Lạc Việt:
(1) Sự chuyển tiếp từ Austro-Melanesién sang Mongoloid cuối văn hóa Hòa
Bình.
(2) Sự xuất hiện yếu tố văn hóa Việt đầu tiên trong văn hóa Hạ Long, tiếp theo
sau là văn hóa Phùng Nguyên rực rỡ của người Cổ Lạc Việt.
(3) Sự pha trộn chủ yếu của Lạc và Âu (Đông Việt và Tây Việt) trong văn hóa
Đông Sơn để hình thành Tân Lạc Việt.
Các công trình tiêu biểu trong nước có đóng góp rất quan trọng trong nghiên
cứu con người tiền sử sinh sống trên đất Việt Nam. Các nghiên cứu so sánh
xương sọ tìm thấy ở Bắc Việt Nam cho thấy sự đan xen giữa hai loại hình
Australoid và Mongoloid vào cuối giai đoạn văn hóa Hòa Bình (xem Nguyễn
Duy Hinh [2004]). Theo các tác giả, cho đến thời đồ đá mới, loại hình
Austronesien là thành phần nhân chủng quan trọng nhất, ngay sau đó là loại
hình chuyển tiếp từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Đến cuối giai
đoạn văn hóa Hòa Bình, cư dân Lĩnh Nam hầu hết đã chuyển sang thành phần
Mongoloid phương Nam.
Các di chỉ văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Hạ Long (Bắc Việt Nam) và Khâm
Châu (Quảng Tây Trung Quốc) v.v. đều cho thấy người bản địa đã sớm bước
vào thời kì văn minh nông nghiệp cách nay hơn 10 ngàn năm. Điều đáng tiếc là
các phát minh khảo cổ giai đoạn hậu Hòa Bình – tiền Phùng Nguyên ở Việt
Nam đã không phản ảnh rõ nét quá trình hình thành cộng đồng Bách Việt. Duy
chỉ có Nguyễn Duy Hinh [2004] bàn đến sự xuất hiện của yếu tố “Lạc Việt”
trong văn hóa Hạ Long
và Trình Năng Chung [2009] khẳng định tính chỉnh
thể của văn hóa Lĩnh Nam thời đồ đá mới, điều kiện quan trọng để hình thành
tính thống nhất của văn hóa Bách Việt. Chúng tôi mượn kết quả nghiên cứu
của nhân loại học, di truyền học (đã bàn ở phần trước) để bổ sung.
Trên đại thể, cộng đồng Bách Việt hình thành hoàn chỉnh vào khoảng 5.000
năm trước, sau khi các nền văn hóa lúa nước Hà Mẫu Độ, Mã Gia Bang, Đại
Buộn Khanh và hậu kì văn hóa Hòa Bình của cư dân Mongoloid phương Nam
đã phát triển thành thục. Trên nền tảng ấy, khối Bách Việt hình thành từ vùng
Lĩnh Nam (theo nghiên cứu di truyền học Bách Việt của Lý Huy [2002]), rồi