VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 173

hai tác giả N. Tcheboksarov và Kabo (1966) kết luận mốc tk. V trCN, trong khi
đó Karlgren (1942), Trần Mạnh Phú (1969), Lê Văn Lan.. (1963) cho là tk. IV
trCN
. Đông Sơn trở nên hoang phế ở tk. I sau CN vì chủ nhân của chúng đã bị
Mã Viện chinh phục [Ambra Calò 2009: 53-70]. Ngoài đất Việt Nam, kiểu
trống này còn tìm thấy ở Tây Lâm, vịnh La Bạc, Thạch Trại Sơn và Lý Gia
Sơn ở Vân Nam, hạ lưu sông Mekong, Irriwady, tây Indonesia.

Tại đất Vân Nam có nhóm RS2 với đặc trưng hoa văn gần hơn với tự nhiên

(naturalistic pictorial decoration); ít hoa văn người đội mũ lông chim; mô típ
thuyền trên trống có đầu và đuôi thuyền ngắn hoàn toàn khác với Đông Sơn,
nhiều hoa văn bò u, thú rừng.. tất cả đều mang dấu ấn núi rừng, cao nguyên.

Thứ ba là nhóm trống RS3 – trống Đông Indonesia. Có ít nhất 27 trống RS3

tìm thấy ở nam Sulawesi, Nusa Tenggara, Maluku, Papua. Ngoài đông
Indonesia, chỉ Bắc Bộ Việt Nam mới có 2 chiếc trống kiểu này [Ambra Calò
2009: 31]. Hầu hết trống RS3 có niên đại muộn, vào khoảng 200-400 sau CN,
được sản xuất ở Bắc Việt Nam nhưng sau đó được bán đi Indonesia [Charles F.
Keyes 1977; Ambra Calò 2009: 34] qua giao thương hàng hải.

Thứ tư là nhóm trống RS4, nhóm trống Quảng Tây (trống Đông Sơn loại Đ),

sản phẩm giai đoạn phát triển sau của trống đông Indonesia, tất nhiên sau cả
trống Đông Sơn (RS1) [Ambra Calò 2009: 34].

Trống RS1 và RS2 có niên đại sớm hơn nhiều so với các nhóm trống RS3 và

RS4. Nhiều tác giả đề xuất thuyết đa trung tâm (multiple centres), theo đó hai
trung tâm Đông Sơn và Điền Việt tồn tại đồng thời, cả hai lấy sông Hồng là
trục giao lưu. Chử Văn Tần [2003: 404-425] sau khi nghiên cứu so sánh các
nhóm trống Đông Sơn, Điền Việt và Quảng Tây đã đề xuất quan điểm “khung
tam giác chung Đông Sơn – Thạch Trại Sơn – Ngân Sơn Lĩnh”. Phân theo tộc
người, Tân Lạc Việt là chủ nhân trống Đông Sơn, còn trống Điền Việt là sản
phẩm của văn minh Điền Việt. Trống Quảng Tây mang nhiều dấu ấn Âu Việt
hơn Lạc Việt.

Tại đây, chúng tôi tiến hành so sánh hoa văn và kiểu dáng trống đồng của cả

bốn nhóm để minh chứng thêm cho xu hướng bám đồng bằng của cư dân Tân
Lạc Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.