VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 171

tín ngưỡng vật linh, tín ngưỡng phồn thực, trọng nguyên lý Mẹ (văn hóa nhận
thức – tâm linh) v.v. (xem Chử Văn Tần [2003: 48-68]). Người Việt thường ca
ngợi “cánh đồng thẳng cánh cò bay” và coi thường miền rừng núi là nơi “khỉ
ho cò gáy”, không thích lên rừng, và nếu có làm chủ vùng rừng thì lập tức biến
rừng cây thành đồng ruộng hay nương thâm canh. Đây cũng là đặc trưng khác
biệt tạo nên sự phân lập văn hóa Việt, Mường ở cuối thời chống Bắc thuộc. Cư
dân Mường ở Hòa Bình còn câu cửa miệng “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn
thui” phản ánh tố chất núi rừng trong văn hóa của họ [Đinh Gia Khánh 1993:
118].

Ở văn hóa Tân Lạc Việt, biển đã “nhạt” và rừng đã “xa”

[96]

, tức yếu tố Cổ

Lạc Việt để lại trong Tân Lạc Việt không còn thuần nhất nữa. Cư dân Tân Lạc
Việt thời Đông Sơn thời kì đầu còn rất giỏi đi biển, mang trống đồng lan tỏa
khắp Đông Nam Á hải đảo, ấy vậy mà đến đầu thời Bắc thuộc thì truyền thống
ấy đã phai nhạt dần. Mãi cho đến khi người Việt Nam tiến đến khu vực Trung
Bộ thì nghề đi biển mới phát triển trở lại dưới tác động của văn hóa Chăm.
Phạm Đức Dương [2000: 220] nhận định: “Chất biển như những đợt sóng vỗ
đứt đoạn để lại những dấu vết trên các di chỉ cồn sò, nghề đánh cá, thuyền, nhà
hình thuyền, tục thờ cá voi..”.

H.3.9. Sự chuyển dịch từ Cổ Lạc Việt đến Tân Lạc Việt

Trong cộng đồng Bách Việt, cư dân Âu và Lạc nằm ở cực nam, ít tiếp nhận

văn hóa Hoa Hạ nhất [Đinh Gia Khánh 1993: 57-59], và do vậy văn hóa Tân
Lạc Việt thời Đông Sơn vẫn là một nền văn hóa xa lạ với phương Bắc. Trong
khi đó, sự giao lưu tiếp xúc gần gũi và mạnh mẽ giữa các cộng đồng Bách Việt
ở Nhị Hồ, Ngô Việt với văn hóa phương Bắc đã vô hình đẩy mạnh quá trình
Hán hóa tại đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.