3.1.3. Văn hóa Lạc Việt nhìn theo loại hình
a. Văn hóa Cổ Lạc Việt
Như đã xác định, có hai tộc danh Lạc Việt gắn liền với hai giai đoạn lịch sử,
loại hình và đặc điểm văn hóa giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.
Đầu tiên, tộc Cổ Lạc Việt là sản phẩm của sự tổng hòa hai bộ phận thuộc
cùng một nhóm chủng tộc thuộc cùng ngữ hệ Austro-asiatic là Đông Việt và
Môn-Khmer cổ, bên cạnh một bộ phận thứ yếu người Tây Việt. Cư dân Đông
Việt giỏi làm ruộng lúa nước ở các đồng bằng châu thổ ven sông và thạo đi
biển, trong khi đó, người Tây Việt chuộng làm lúa vùng đồi gò, còn cư dân
Môn-Khmer thông thạo nghề trồng tỉa đao canh hỏa chủng
, cả hai mang
nặng chất nông nghiệp lục địa.
Đặt các kiểu phong cách này gần nhau ta dễ dàng nhận thấy tính tương cận
vì cùng có chung nghề canh nông. Trong đó, yếu tố Việt là chủ đạo, Môn-
Khmer cổ là chi lưu. Sau quá trình tổng hòa, cư dân Cổ Lạc Việt chuyển dần từ
khai thác các cánh đồng ven trung du sông Hồng (chất Tây Việt), dần dà tiến
xuống khai thác đồng bằng và đi biển (chất Đông Việt). Các di chỉ Việt Khê,
Châu Can v.v. có thể là các trung tâm nông nghiệp châu thổ sớm. Tuy nhiên,
trung tâm kinh tế vẫn là đỉnh của đồng bằng sông Hồng.
Dù vậy, chất núi rừng trong văn hóa Cổ Lạc Việt vẫn còn tồn tại xen kẽ với
yếu tố sông nước. Theo truyền thuyết, sứ giả Việt Thường ở Giao Chỉ đã trả lời
Chu Công: “Cắt tóc ngắn cho tiện đi trong rừng núi. Xăm mình giống hình
Long quân mà bơi lội dưới sông thì loài giao long mới không xúc phạm đến.
Đi chân đất cho tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa, để đầu trần thì lửa
mới không có tóc để mà cháy. Vì ăn trầu cau để trừ ô uế cho nên nhuộm răng
đen” (xem Đinh Gia Khánh [1993: 206-207]).
Tóm lại, văn hóa Cổ Lạc Việt thời kì này mang loại hình gốc nông nghiệp
lúa nước, đang trong quá trình chuyển dịch từ vùng đồi gò xuống vùng đồng
bằng châu thổ và nghề biển, tức chuyển từ chất Tây Việt sang chất Đông Việt.
b. Văn hóa Tân Lạc Việt