VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 167

đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn..” (xem
thêm Trần Ngọc Thêm [2001]). Riêng Bùi Thiết [1999: 125-133] căn cứ vào
quyển Việt Sử Lược và một số cổ sử Trung Hoa cho rằng thời kì Hùng Vương
các tkVII-III trCN, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam là trung tâm, phía bắc
kéo dài đến vùng nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông và đông Vân Nam,
phía nam đến đèo Cả. Có thể thấy, ranh giới này tương thích với địa vực tộc
Lạc Việt trong mối tương quan với Âu Việt, Điền Việt và Nam Việt. Còn quan
điểm coi Văn Lang đến tận hồ Động Đình đã bao trùm toàn bộ Bách Việt.

Bàn về tổ chức nhà nước Văn Lang (ứng với giai đoạn văn hóa Đông Sơn),

tác giả Tăng Chiêu Toàn [1994: 43-44] nhấn mạnh nhà nước Lạc Việt có “tổ
chức quốc gia kiện toàn” từ Lạc vương xuống Lạc tướng, Lạc hầu, Lạc dân ở
các địa phương (theo Giao Châu ngoại vực ký Sử Ký. Nam Việt Liệt
Truyện
). Cuốn Thủy Kinh Chú chép: “vào thời Hùng Vương, Lạc hầu, Lạc
vương là các quan viên chính đứng đầu các bộ..”, còn cuốn Quảng Châu Ký thì
viết: “Người cày ruộng đó là Lạc dân, người ăn ruộng đó là Lạc hầu” [Chử
Văn Tần 2003: 156]. Quan hệ giữa bộ tộc – bộ lạc và nhà nước là thuần phục,
cống nạp về kinh tế. Cũng theo tác giả này, Tần Thủy Hoàng chiếm Lĩnh Nam
năm 214 trCN, lập Tượng Quận trên đất Lạc Việt song nhà nước Âu Lạc vẫn
tiếp tục tồn tại. Đến thời Triệu Đà lập nước Nam Việt ở Phiên Ngung, nước Âu
Lạc vẫn là một quốc gia hùng mạnh.

Nhà nước Văn Lang chia thành nhiều “bộ” (có sách viết là 15 bộ), được hiểu

là các đơn vị quản lý cấp trung gian giữa kẻ (làng) và nhà nước, hình thành
trên cơ sở của các bộ lạc nói các ngôn ngữ Việt-Mường, Tày-Thái, Môn-
Khmer, v.v. khác nhau hay hòa lẫn vào nhau tùy thuộc không gian cư trú. Có
thể thấy, mô hình nhà nước Văn Lang đã thể hiện được những đặc trưng cơ bản
của một nhà nước cổ theo chế độ “cha truyền con nối”, mối quan hệ giữa nhà
nước – các bộ – kẻ – gia đình
tương đối hoàn thiện. Đứng đầu các bộ là Lạc

tướng, giúp việc cho vua còn có các Lạc hầu, Quan lang, Phụ đạo

[93]

v.v..

Nghiên cứu khảo cổ học gần đây ở các khu cư trú Đông Sơn cho thấy trung
tâm thường có một hay đôi điểm cư trú đóng vai trò trung tâm, chính là nơi ở

của các Lạc tướng. Còn đứng đầu các kẻ (công xã) là Bồ- chính

[94]

, bên cạnh

có Hội đồng bô lão. Loofs Wisowar (1981) cho rằng trống đồng là một thứ sắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.