phong còn nhuốm màu sắc tôn giáo được ban phát từ một trung tâm nghi lễ
cho các thủ lĩnh địa phương [Chử Văn Tần 2003: 169]). Tác giả Nguyễn Khắc
Thuần [2007: 41] đề xuất mô hình cấu trúc nhà nước Văn Lang như sau:
Theo Hậu Hán Thư, Mã Viện sau khi chinh phục Hai Bà Trưng từng viết sớ
tâu vua Hán: “Luật Việt khác luật Hán hơn 10 điều”, điều này cho thấy thời
Hùng vương đã có luật, nhưng có lẽ chủ yếu là luật tục (xem Chử Văn Tần
[2003: 680]).
Sau Văn Lang, Âu Lạc được cho là một nhà nước có tổ chức cao hơn, bắt
nguồn từ ba lý do chính: kế thừa từ nhà nước Văn Lang, tổng hòa văn hóa tổ
chức Âu và Lạc, và dưới áp lực tổ chức kiện toàn để chống lại mối nguy cơ từ
phương Bắc.
Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước thời Hùng Vương Nguyễn Khắc Thuần [2007: 41]
Đến đây, ta có thể hình dung rằng cộng đồng Tân Lạc Việt hình thành từ
nhiều nguồn gốc (tính đa nguyên) dưới sự chi phối của tính đồng nhất cao của
môi trường nông nghiệp đồng bằng vùng trũng cùng các điều kiện lịch sử – xã
hội đặc thù (sự hình thành và kiện toàn của các nhà nước Văn Lang–Âu Lạc).
Quá trình nhất thể hóa ấy phù hợp với nhận định của Janse O. [1961]: “Việt
Nam xưa (đồng bằng Bắc Bộ) là ngã tư đường của các nền văn minh (carrefour
des civilisations)”.