VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 170

(1) Tộc Tân Lạc Việt hình thành trên cơ sở tổng hòa đa nguyên các dòng

chủng tộc và văn hóa Cổ Lạc Việt, Âu Việt, Nam Đảo và Australoid vào giữa
đến cuối thời kì đồ đồng, trong đó Cổ Lạc Việt đóng vai trò chủ đạo.

Đầu tiên, tính đồng nhất cao của tự nhiên là điều kiện thúc đẩy quá trình

dung hợp đa nguyên chủng tộc và văn hóa. Điều kiện môi sinh đồng bằng
thuận lợi là động lực khiến nhiều nhóm cư dân từ các vùng khác tìm về. Trong
tất cả các cuộc gặp gỡ ấy, sự tương tác giữa Lạc Việt và Âu Việt là đáng kể hơn
cả. Các yếu tố Nam Đảo, Australoid nhỏ lẻ, ít đóng góp vào việc hình thành
diện mạo văn hóa Tân Lạc Việt. Công trình của tác giả Chử Văn Tần “Văn hóa
Đông Sơn – Văn minh Việt cổ
” [2003] đứng từ góc nhìn khảo cổ học văn hóa
đã cung cấp nhiều minh chứng sống động cho đánh giá này.

Dùng góc nhìn so sánh loại hình văn hóa, ta có thể thấy cả Cổ Lạc Việt và

Âu Việt đều là cư dân nông nghiệp song họ có hai sự lựa chọn khác nhau về
môi trường sống và phương thức canh tác: người Cổ Lạc Việt hướng về đồng
bằng thấp và biển cả, trong khi người Âu Việt thiên về canh tác vùng đồi gò.
Khi hai yếu tố này gặp nhau, cư dân Tân Lạc Việt dần dà tích tụ và chọn lọc để
cuối cùng còn lại kiểu loại hình nông nghiệp lúa nước thuần túy. Theo các tác
giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh [1973: 144-150] thì cư dân Đông Sơn đã
chuyển từ kinh tế khai thác cổ xưa sang kinh tế trồng lúa nước một cách hoàn
thiện, biết đúc đồng thành thạo và tự mình biết luyện sắt.

Nhà Thục Phán dời đô xuống Cổ Loa là một động thái thể hiện sự chuyển

dịch trọng tâm kinh tế từ vùng tiếp giáp trung du xuống vùng châu thổ. Càng
về sau, yếu tố “xa rừng” và ”nhạt biển” như trong cách nói ”xa rừng nhạt
biển”
thể hiện rõ khuynh hướng bám trụ đồng bằng của cư dân Tân Lạc Việt.
Khảo cổ học cho thấy người Tân Lạc Việt đã dần dà chuyển đổi lối cư trú nhà
sàn sang nhà đất.

Ngược lại, người Tân Lạc Việt gìn giữ và phát triển lên thêm các yếu tố cơ

bản của cư dân nông nghiệp đồng bằng thấp, như đắp đê ngăn lũ – trị thủy
(tích Sơn Tinh-Thủy Tinh), hệ thống tưới tiêu, kỹ thuật trồng lúa ruộng nước
sâu, thâm canh– xen canh (văn hóa sản xuất), lối sống sông nước (tích Chử
Đồng Tử
), di chuyển bằng thuyền, định cư quần tụ xóm làng ở các gò cao,
chân đê, ven sông, ven đầm hồ (văn hóa tổ chức đời sống), tư duy lưỡng phân,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.