(2) Để làm rõ tính tổng hợp và tính đồng nhất của văn hóa Tân Lạc Việt
cũng như quá trình dung hòa đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát trống
đồng Đông Sơn và quá trình lan tỏa của nó như một nghiên cứu trường hợp.
Trống đồng Đông Sơn vốn không phải đề tài mới, nó được bàn tới trong rất
nhiều các chuyên luận của các tác giả trong giới khảo cổ Việt Nam và thế giới.
Cho đến cuối tk. XX, vấn đề trống đồng vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều tác
giả tên tuổi
đã tham gia khai quật, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra
nhiều kết luận khác nhau.
Kỹ nghệ đúc trống đồng Lĩnh Nam gắn liền với trình độ chế tác đồ đồng
trong vùng, hiện có bốn thuyết nói về nguồn gốc. Thứ nhất là thuyết Nam tiến
(du nhập từ Trung Nguyên) thông qua vùng Động Đình (Sở), do Kalgren
(1945) khẳng định và được Dougald [2007: 5] cùng nhiều tác giả Trung
Hoa
ủng hộ. Theo R.B. Smith, Watson [1979: 5], hiện có rất ít các bằng
chứng thuyết minh.
Thứ hai là thuyết bản địa, vốn được nhiều tác giả ủng hộ hơn cả
, chủ
trương ở Lĩnh Nam vẫn có dòng sản xuất đồ đồng độc lập với khu vực Trung
Nguyên, chẳng hạn như tại các di chỉ Non Nok Tha, Ban Chiang (Thái Lan,
trên 1600 trCN), Đồng Đậu (khoảng 1500 trCN), Gò Mun, Dốc Chùa (Việt
Nam) [Bayard 1980: 95]
v.v.. Tác giả Bernet Kempers [1988: 265] cho
rằng nghề đúc đồng ở Bắc Việt Nam xuất hiện từ cuối thiên niên kỷ III trCN.
Thứ ba là thuyết ”Pontic migration” do Heine-Geldern đề xuất năm 1951,
rất ít người ủng hộ. Luận cứ chủ yếu là sự mở rộng ảnh hưởng của mục dân
Scythia vùng Baltic sang Trung Á, xuống Ba Thục, Vân Quý rồi vào Đông Sơn
vào nửa đầu thiên niên kỷ I trCN
.
Bàn về chủng loại trống đồng, có bốn nhóm chính được nhận diện.
Trống Heger I (Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Kai Hua, Đào Thịnh, Hợp
Minh), xếp thành nhóm RS1 (Region Specific Cluster 1), còn gọi là nhóm
trống Đông Sơn, hiện có hơn 300 trống. Về niên đại mở đầu, các tác giả O.
Janse (1947), Hà Văn Tấn (1969), Diệp Đình Hoa (1969) khẳng định mốc nửa
đầu thiên niên kỷ I trCN; Chử Văn Tần [2003: 413] đề xuất mốc tk. VII trCN;