VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 181

H.3.23. Hoa văn người đánh trống đồng ở Hoa Sơn – Quảng Tây [Trần Viễn Chương 1984: 204-207]

Trong tương quan so sánh bốn nhóm trống có thể thấy hai điểm sau:

Nhìn theo không gian, trống Đông Sơn là sản phẩm của sự tổng hòa của hai

truyền thống Đông Việt (đại diện là Cổ Lạc Việt) và Tây Việt (đại diện là Điền
Việt, Âu Việt) qua quá trình dung hợp hóa thành Tân Lạc Việt, trong đó yếu tố
Cổ Lạc Việt làm chủ đạo
. Trống Đông Sơn thể hiện sinh động nhất cuộc
sống nông nghiệp vùng trũng và yếu tố biển, trong khi trống Điền Việt thể hiện
nhiều yếu tố rừng núi, được cho là kiểu loại hình trung gian giữa chất du mục
Trung Á và chất đồng bằng Lạc Việt. Dù vậy, sự có mặt của yếu tố hươu nai
trên trống Đông Sơn thể hiện chất Tây Việt, ngược lại các mô típ chim Lạc,
hoa văn phong kỷ hà phong cách Đông Sơn trên trống Điền Việt là thể hiện của
yếu tố giao lưu từ Đông Sơn.

Nhìn theo thời gian chủ thể, theo Ambra Calò [2009], song nếu định vị

thời gian kỹ hơn thì trung tâm Đông Sơn có niên đại sớm hơn hết. Các nhà

khoa học hàng đầu Việt Nam

[102]

từng chứng minh niên đại khởi đầu của trống

Đông Sơn từ các tk. VI đến tk. IV trCN. Trống Điền Việt cũng là kiểu trống
sớm. Chúng tôi tán thành với quan điểm “khung tam giác chung Đông Sơn –
Thạch Trại Sơn – Ngân Sơn Lĩnh” của tác giả Chử Văn Tần [2003: 404-425].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.