VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 206

Tê-K’un 1959: 115-116]. Trong truyền thuyết Đại Vũ hội chư hầu ở Đồ Sơn, thủ lĩnh Phòng Phong đến

muộn nên bị giết. Họ Tạ (

谢) được cho là họ có quan hệ mật thiết với nước Phòng Phong cổ, bắt nguồn từ

thủ đô Cối Kê nước Vu Việt [Eberhard W. 1968: 356-357].

[21]

Nền văn hóa cổ (4.000-2.500 trCN) ở Phúc Kiến, Đài Loan và toàn vùng Lĩnh Nam (Lưỡng Quảng,

Bắc Bộ Việt Nam), đặt tên theo di chỉ khai quật Đại Buộn Khanh năm 1964 ở Đài Bắc. Vùng văn hóa này

được biết đến với các loại đồ gốm hoa văn kỷ hà, hoa văn dây thừng, các loại rìu đá mài nhẵn, mũi tên

tam giác có khoét lỗ tìm thấy cùng với vết tích các loại vỏ sò, xương cá, xương thú.., cho thấy đây là

vùng văn hóa có loại hình nông nghiệp kết hợp với săn bắn, đánh cá của cư dân tiền Indonesien cổ

[Sauer, Carl 1952: 5, 24; Chang Kwang-Chih 1999: 54; Meacham W. 1983: 163].

[22]

“.. as we have seen, South Chinese join Southeast Asians, while the Northn Chinese associate with

Koreans, Japanese, Ainu, Bhutanese, and Tibetans”.

[23]

Chứng minh AND của Stephen Oppenheimer [2003: 229-235] cho thấy cư dân “Mã Lai bản xứ”

(Aboriginal Malay) là thủy tổ của người Trung Hoa phương Bắc.

[24]

Khái niệm “Mongoloid phương Nam (Southern Mongoloid)” được nhiều tác giả phương Tây đề xuất

và sử dụng, hiện rất phổ biến ở Việt Nam, chỉ chủng người hình thành từ sự hỗn hợp giữa các chủng

Negritos và Melanesia với Mongoloid ở khu vực Nam Trung Hoa – Đông Nam Á (xem thêm Meacham

W. [1983: 148- 150], Bellwood [1992: 55-136]; L.A. Schepartz.. [2000: 3]; Bùi Thiết [1999: 134-139]).

Theo Bayard D. [1980: 93] và Nicholas Tarling [1992: 73], đại thể 400 triệu cư dân Đông Nam Á ngày

nay (số liệu 1992) đều là người Mongoloid phương Nam.

[25]

Một số tác giả cũng có it nhiều đề cập đến, như Âu Thanh Dục [2002]; Trần Thiệu Cơ [2004]; Trần

Trạch Hoằng [2007: 379-388]; Hoàng Vĩ Tông [2004: 10-11].

[26]

Nhà Triệu (gồm cả thảy 5 đời vua) đã cai trị nước Nam Việt, gồm: Triệu Vũ vương (tức Triệu Đà, trị

vì từ 207 TrCN đến 137 TrCN), Triệu Văn vương (tức Hồ, cháu đích tôn của Vũ vương và cháu ngoại

của An Dương vương Thục Phán nước Âu Lạc; 137 TrCN – 125 TrCN), Triệu Minh vương (tức Anh Tề,

125 TrCN – 113 TrCN), Triệu Ai vương (tức Hưng, 113 TrCN – 112 TrCN; thực chất Hưng là con của

Cù thị [người Hán, vợ lẽ Minh vương] với Thiếu Quý (người Hán, tình nhân của Cù thị), và Triệu Dương

vương (con của Minh vương với quý phi người Việt; 112 TrCN – 111 TrCN). Đến đây (năm 111 trCN),

nhà Triệu mất nước Nam Việt vào tay nhà Hán.

[27]

Đây là các tên gọi đã Hán hóa, được tìm hiểu qua cổ sử Trung Hoa.

[28]

Theo khảo cứu của Chang Te-tzu [1976]; Gina Barnes [1993: 93-95]; Li Hui-Lin [1983: 42]; Smith

R.B. và Watson W. [1979: 3].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.