Theo tác giả này, cộng đồng Bách Việt xưa phân thành ba nhóm lớn, gồm Âu Việt (=chủng Thái),
Miêu Việt (=Miêu, Dao, Xá) và Lạc Việt (chủng Việt ở hạ lưu Dương Tử, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng và
Bắc Bộ Việt Nam) [Kim Định 2001: 63].
“
牂柯西下邕,雍,绥, 建故骆越也 Tường Kha tây hạ Ung, Ung, Tuy, Kiến cố Lạc Việt dã”
Tiễn phu nhân (
冼夫人), sinh năm 520, mất năm 601(32), người Nam Việt (南越) quê ở Đinh Thôn
(
丁 村) (vùng núi Sơn Đâu (山蔸), huyện Điện Bạch (电白), quận Cao Lương 高粱; nay là Điện Thành
电城, Điện Bạch, Mậu Danh, Quảng Đông), là thủ lĩnh người Nam Việt và Lạc Việt qua các thời Lương
(502-557), Trần (557-589), Tùy (581-618), có công tập hợp và lãnh đạo cư dân người Việt bản địa cùng
tiếp nhận và dung hòa văn hóa Hán phương Bắc (theo Tùy Thư). Tiễn phu nhân kết hôn với vị quan
người Hán tên là Phùng Bảo (
冯宝), được các triều đại sắc phong cai quản quận Cao Lương. Với tài năng
và trí thông minh xuất chúng, Tiễn phu nhân đã đóng góp to lớn cho sự khai phá và phát triển dân cư
trong vùng. Sau khi qua đời, bà được tôn phong thành nữ thần, được dân cư khắp vùng tây nam Quảng
Đông, Hải Nam lập miếu thờ. Mộ bà chôn ở phía sau miếu Nương Nương ở Đinh Thôn (Điện Bạch, Mậu
Danh) [tư liệu điền dã 2008]. Theo thống kế, chỉ riêng huyện Điện Bạch có hơn 20 miếu Tiễn phu nhân,
Cao Châu hơn 60 miếu, Hóa Châu hơn 20 miếu, đảo Hải Nam hơn 50 miếu. Ngoài ra, các vùng Liêm
Giang, Dương Giang, Tư Bình, Ngô Xuyên, Lôi Châu đều có miếu Tiễn phu nhân. Lễ hội bái viếng Tiễn
phu nhân từ 17 đến 22 tháng giêng âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất vùng Việt Tây [Ngô Triệu Kì, Lý
Tước Huân 2004].
Trên thực tế, phương ngữ Hải Nam chưa thật sự định hình. Tiếng Hải Nam về cơ bản là tiếng Mân
Nam do người nam Phúc Kiến di cư xuống kết hợp với tiếng dân tộc Lê, tiếng Quảng Đông tạo thành.
Trong “Bát đại phương ngữ Hán” không có tiếng Hán Hải Nam. Các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Hán
Hải Nam vào phương ngữ Mân Nam, cùng với tiếng Triều Châu.
Thưở hồng hoang, trên đỉnh Lê Mẫu có một quả trứng chim thần bị Lôi thần làm vỡ toang. Một cô
gái xinh đẹp từ quả trứng bước ra. Sau, cô gái gặp một chàng trai gốc từ vùng đất bên kia bờ biển phía tây
(chỉ đồng bằng sông Hồng – Giao Chỉ) lên núi hái hương thảo, hai người kết phu thê, sinh ra con cháu
thành người Lê hôm nay (có ghi trong Cổ Tân đồ thư tập thành. Quỳnh Châu Phủ
古今图书集成.琼州
府) [Vương Văn Quang.. 2007: 229, 231].
“
交趾昔未有郡县时,土地有雒田,其田随水上下,民垦食其田,因名曰雒民 Giao Chỉ tích vị
hữu quận huyện thời, thổ địa hữu lạc điền, kỳ điền tùy thủy thượng hạ, dân canh thực kỳ điền, nhân danh
viết lạc dân”.