Theo các tác giả Lăng Thuần Thanh [1979: 337, 339, 404]; Dư Thiên Xí.. [1988: 179-188]; Jeffrey
Barlow [2005: mcel.pacificu.edu]; Phùng Minh Dương [2006: 64]; Meacham W. [1983: 161]; Trần Quốc
Cường [1988]; Bùi Thiết [1999: 48-49]; Trần Trạch Hoằng [2007: 49]; Vương Văn Quang [2007: 33-34];
Kim Định [1999: 171].
Theo khảo cứu của Lê Văn Siêu [1972: 184]; Tăng Mục Dã [2005: 1]; Viên Chung Nhân [1998: 3].
Vào thời kì khô và lạnh của Đợt Băng giá cuối cùng (khoảng 18.000-15.000 trCN), mực nước biển
rút xuống mạnh, khu vực thềm lục địa phía đông châu Á nổi lên thành đất liền. Khi ấy, quần đảo Nhật
Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam nối với lục địa châu Á. Đến cuối thời kì Băng giá (13.000 trCN),
biển tiến mạnh mẽ, các dải đất nối với các quần đảo (đảo) này chìm đắm. Cũng vào thời điểm ấy, đồng
bằng hạ lưu Dương Tử và vịnh Hàng Châu trong quá trình kiến tạo, và chỉ thực sự hoàn chỉnh như ngày
nay vào khoảng 5.000 năm Vết tích của quá trình kiến tạo ấy là sự tồn tại của vô số hồ nước lớn nhỏ rải
rác trong vùng (Động Đình, Phàn Dương, Thái Hồ, Tung Trạch, Gia Hưng) [David N. Keightley 1999:
30-31].
Ngày nay chỉ có vùng ven biển cực nam Trung Hoa mới có rừng đước [David Keightley 1999: 35].
Đây là một tiểu vùng khá phức tạp. Trong lịch sử, chủ nhân hòn đảo này là người Lạc Việt, tức cùng
nguồn gốc chủng tộc và văn hóa với Bắc Bộ Việt Song, qua biến thiên của quá trình lịch sử-xã hội, văn
hóa tiểu vùng này càng tiến gần hơn với tiểu vùng Quảng Đông. Tỉnh Hải Nam được tách ra khỏi tỉnh
Quảng Đông trong hai thập niên gần đây. Xuất phát từ những điều kiện trên đây, chúng tôi xếp riêng
thành một tiểu vùng.
Tác giả này phân chủng Mongoloid thành ba tiểu chủng, gồm tiểu chủng Mông Cổ (Mongolian), tiểu
chủng Mã Lai (Malaysian) và tiểu chủng bản địa châu Mỹ (Native American).
Di chỉ Hà Mẫu Độ (
河姆渡, ở vịnh Hàng Châu) được phát hiện 1973, là nền văn hóa nông nghiệp
hoàn toàn khác biệt với lưu vực Hoàng Hà [Chang Kwang-Chih 1999: 52]. Người ta tìm thấy một kho
chứa thóc, vỏ trấu và rơm rạ rộng 400 mét vuông, dày 30-40 cm, trọng lượng ước khoảng 120 tấn
[Vương Văn Quang 2007: 10].
Nghiên khảo cổ học và sử học Trung Hoa cho rằng văn hóa Lương Chử (3200-2000 trCN) là thành
tựu văn hóa của nước Phòng Phong cổ (
防风国) – quốc gia có nền nông nghiệp cày cấy và thủ công
nghiệp phát triển, từng xuất hiện ở vùng Vũ Khang (
武康) và Dư Hàng (余杭) thuộc Chiết Giang vào
khoảng 000-5.500 năm trước [Meacham W. 1983: 164; Phương Dậu Sinh 2007: 47-54]. Gina L. Barnes
[1993: 112-113] cũng công nhận văn hóa Lương Chử thuộc kiểu có tổ chức nhà nước. Ở giai đoạn mạt kì,
văn hóa Lương Chử phát triển rất cao, chỉ có văn hóa Long Sơn ở phía bắc mới sánh ngang bằng [Chêng