Bước sang thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn minh Đông Sơn (trung kì
nhà nước Văn Lang – Âu Lạc), dưới tác động của “sức hút đồng bằng”, tính
đồng nhất của tự nhiên và loại hình kinh tế-văn hóa, quyền lực thống nhất
trong quản lý của nhà nước Văn Lang và nguy cơ xâm nhập của văn hóa Hoa
Hạ từ phương Bắc, văn hóa Cổ Lạc Việt tại vùng đồng bằng sông Hồng–sông
Mã tiếp nhận văn hóa Âu Việt từ miền rừng núi bắc và tây bắc xuống, văn hóa
cư dân Australoid từ núi cao tây và tây nam qua, văn hóa Nam Đảo từ phía
nam lên, dung hòa và vận động, phát triển thành văn hóa Tân Lạc Việt. Lấy nền
tảng từ văn hóa Cổ Lạc Việt, văn hóa Tân Lạc Việt mang loại hình nông
nghiệp thuần túy vùng đồng bằng châu thổ.
Văn hóa Tân Lạc Việt trải qua giai đoạn khắc nghiệt nhất của lịch sử thời cổ
đại là nguy cơ Hán hóa suốt gần 10 thế kỷ, song nhờ vào tính đồng nhất của tự
nhiên đồng bằng khép kín, loại hình kinh tế-văn hóa nông nghiệp lúa nước
thuần túy, tính dung hợp tộc người và văn hóa Tân Lạc Việt (nhất thể hóa đa
nguyên), nền tảng vững chắc của văn minh Đông Sơn, tinh thần phản kháng
mạnh mẽ sự áp đặt cưỡng bức của văn hóa ngoại lai và điều kiện vị trí địa lý
cực nam Bách Việt, thời tiết nóng đã giúp tránh khỏi kết cục bị Hán hóa như ở
các tiểu vùng khác của vùng Lĩnh Nam nói riêng, của khu vực văn hóa Bách
Việt nói chung.
Cơ tầng văn hóa Tân Lạc Việt thời Đông Sơn là nền tảng để xây dựng và
phát triển văn hóa truyền thống ở Việt Nam từ sau quá trình phân lập, đảm bảo
tính bền vững của bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam trong suốt quá trình
lịch sử cho đến hôm nay.
CN: Công nguyên
thế kỷ
童振藻 1920: 「牂柯江考」, 岭南学报.
《吴越文化论丛》.