thể, đơn vị cơ bản là gia đình, sau gia đình là làng xã nông thôn. Sự tăng dần
của sức sản xuất xã hội do công cụ lao động đồ đồng tăng lên đã giúp tạo nên
thặng dư xã hội, trên cơ sở đó các giai tầng xã hội hình thành và phát triển
thành các liên minh bộ lạc và nhà nước sơ khai. Trong nội vùng Lĩnh Nam,
tiểu vùng đồng bằng sông Hồng–sông Mã sớm tích tụ đầy đủ các điều kiện
(tính đồng nhất của loại hình kinh tế – văn hóa, sức sản xuất tăng trưởng mạnh,
quy mô dân số cao) để đạt được mô hình các nhà nước khá kiện toàn Văn
Lang, Âu Lạc. Ở góc đông bắc Lĩnh Nam, vùng Nam Việt cũng sớm hình
thành các nhà nước quy mô nhỏ như Hoan Đầu, Phọc La, Phiên Ngung trước
khi người Hán tiếp xúc đất này. Trong khi đó, với tính dị biệt cao trong loại
hình tự nhiên và kinh tế-văn hóa, hai tiểu vùng Âu Việt và Đông Lạc Việt chỉ
dừng lại ở mức liên minh bộ lạc.
Trong lĩnh vực tổ chức đời sống cá nhân, xuất phát từ quan niệm “vạn vật
hữu linh” trong văn hóa nhận thức, chất nông nghiệp lúa nước trong loại hình
kinh tế – văn hóa và tính cộng đồng do điều kiện sống tập thể quy định, cư dân
Bách Việt vùng Lĩnh Nam có truyền thống tín ngưỡng phong phú (tín ngưỡng
phồn thực, sùng bái vật tổ, sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên v.v.), phong tục
hôn nhân, tang ma, phong tục lễ tết và lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa lúa
nước phương Nam, thể hiện các ước vọng cao quý (cầu phồn sinh, cầu mưa
thuận gió hòa cho mùa màng tương tốt, cầu gia đình hạnh phúc, cộng đồng
thịnh vượng, cầu an lành v.v.). Những ước vọng tốt đẹp ấy được thẩm thấu qua
óc thẩm mỹ và năng lực biểu trưng hóa, thể hiện sinh động qua các hình thức
nghệ thuật dân gian đặc sắc như tranh bích họa, hoa văn kỷ hà trên đồ gốm,
hoa văn trang trí trống đồng và các công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt khác.
Trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, kinh nghiệm sống trong môi
trường tự nhiên Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa với tính chất sông nước đậm
đặc đã giúp cư dân Bách Việt vùng Lĩnh Nam lựa chọn được các phương thức
tối ưu trong việc tận dụng và đối phó với môi trường tự nhiên. Đó là đặc trưng
tận dụng thực vật trong tự nhiên làm nguồn thức ăn, sử dụng chất liệu thực vật
làm trang phục, sử dụng thuyền bè làm phương tiện giao thông, xây nhà sàn cư
trú để tránh nước, tránh thú dữ v.v.. Cùng với việc tận dụng lợi thế từ tự nhiên,
đặc trưng tính tôn ti, tính cộng đồng quy định bởi lối sống cộng đồng và nghề