VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 199

Việt Mường chung. Văn hóa Tân Lạc Việt phát triển theo loại hình gốc nông
nghiệp lúa nước thuần ở môi trường đồng bằng châu thổ.

Qua suốt quá trình chống Bắc thuộc, văn hóa Tân Lạc Việt giao lưu, tranh

chấp, hòa nhập và giải hòa nhập mạnh mẽ với văn hóa Hán, tiếp nhận và bản
địa hóa yếu tố tộc người và văn hóa ngoại lai này, phát triển trên cơ tầng văn
hóa dân gian bản địa, cuối cùng dẫn đến sự phân lập văn hóa truyền thống
người Việt và người Mường. Văn hóa truyền thống của người Việt chứa đựng
nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán được gắn quanh cái lõi là văn hóa Tân Lạc
Việt bản địa.

Tính đồng nhất của loại hình văn hóa, tính tổng hợp của thành phần tộc

người và văn hóa, tính đặc thù của quá trình lịch sử xã hội đã giúp định hình
văn hóa truyền thống ở Việt Nam từ di sản của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh
Nam.

KẾT LUẬN

1. Bách Việt là một cộng đồng dân cư cổ thuộc tiểu chủng Mongoloid

phương Nam cư trú trên địa bàn rộng từ hạ lưu Dương Tử đến bắc Đông
Dương thời tiền sơ sử. Cộng đồng này được gọi tên theo tên gọi chiếc rìu đá
đặc thù (việt), có văn hóa mang loại hình gốc nông nghiệp lúa nước miền đồng
bằng khác biệt với kiểu loại hình gốc nông nghiệp cạn và du mục Đông Bắc Á,
kiểu loại hình gốc nương rẫy, rừng núi của khối cư dân Môn-Khmer ở trung và
nam Đông Dương và loại hình kinh tế ngông nghiệp gắn với biển đảo của khối
Nam Đảo. Toàn thể khu vực văn hóa Bách Việt được phân thành năm vùng,
tính từ trái sang phải, bắc xuống nam lần lượt là Nhị Hồ, Ngô Việt, Mân-Đài,
Vân-Quý và Lĩnh Nam. Do định cư trên địa bàn rộng với điều kiện địa hình,
khí hậu khác biệt, cộng đồng Bách Việt dần phân thành hai nhánh lớn là Tây
Việt và Đông Việt. Nhánh Tây Việt định cư chủ yếu ở các Nhị Hồ, Vân-Quý và
phía tây Lĩnh Nam; trong khi nhánh Đông Việt làm chủ các dải đất Ngô Việt,
Mân-Đài và phần còn lại phía đông và nam Lĩnh Nam. Các tộc chính có thể kể
Dương Việt, Can Việt, Điền Việt, Dạ Lang, Câu Đinh thuộc nhánh Tây Việt;
Câu Ngô, Vu Việt, Mân Việt, Di Việt, Đông Âu Việt, Lạc Việt.. thuộc nhánh
Đông Việt. Hai nhánh này dung hòa thành tộc Nam Việt ở Lĩnh Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.