VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 197

Trong nghệ thuật, đầu tiên phải kể đến tính kế tục trong việc giữ gìn và

truyền đạt các loại nhạc khí đặc trưng: bộ gõ (trống, cồng-chiêng, sênh phách)
và bộ hơi (khèn, sáo), trong đó quan trọng nhất là trống đồng. Thứ hai là tính
phong phú của loại hình dân ca được xem là sự kế thừa của truyền thống “Việt
nhân hiếu ca” xưa. Ngoài ra, tính biểu trưng cao trong nghệ thuật tạo hình và
diễn xướng cũng là một đặc trưng quan trọng, mang tính kế thừa nghệ thuật
biểu trưng hóa của trống đồng thời Đông Sơn.

(3) Văn hóa ứng xử

Trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, tính kế thừa lịch sử có thể

tìm thấy ở tính chất sông nước đậm đặc qua các bình diện văn hóa ẩm thực (cơ
cấu món ăn thiên về thực vật, tính cộng đồng thể hiện trong cung cách ăn v.v.),
văn hóa trang phục (chất liệu thực vật; phong cách kín đáo, gắn liền với sông
nước), văn hóa giao thông (đường thủy), văn hóa kiến trúc (nhà sàn v.v.).

H.3.28. Tiên cưỡi rồng – một hình ảnh mang tính biểu trưng của xu hướng âm tính hóa của Nho giáo

Việt Nam

H.3.29. Rồng thời Lý – biểu tượng phục hưng của văn hóa dân gian và Phật giáo

Trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, chính nền tảng vững chắc của

văn hóa Lạc Việt cổ, nhất là văn hóa Đông Sơn – Âu Lạc, đã giúp người Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.