VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 195

luật tục (hương ước) riêng, tính dân chủ trong lối tổ chức nông thôn, chất đô
thị nhạt nhòa, mô hình mở rộng làng thành nước v.v.. được cho là dấu vết có ít
nhất từ thời đỉnh cao văn minh Đông Sơn. Đinh Gia Khánh [1993: 110-111,
192] qua khảo sát điệu múa Xuân Phả (Thọ Xuân, Thanh Hóa) khẳng định đây
là điệu múa các tù trưởng ở khắp các vùng cao về hội tụ ở Hoa Lư để chào
mừng sự kiện vua Đinh Tiên Hoàng dẹp cát cứ, thống nhất giang sơn. Đến lượt
mình, vua Lý Thái Tông lập đền thờ thần Trống Đồng ở phía tây quốc đô, rước
thần Đồng Cổ từ Thanh Hóa về thờ và đặt ra hội thề Trống Đồng để thể hiện ý
thức kế thừa nền văn minh Đông Sơn. “Màu nâu của đất phù sa đồng ruộng
hòa cùng màu nâu của nón áo đã tạo nên sắc màu độc đáo của văn hóa xóm
làng Việt” [Chử Văn Tần 2003: 49].

Trong lĩnh vực tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng-phong tục, văn học-

nghệ thuật v.v.), tính kế thừa ấy càng nổi bật, do người Việt Nam truyền thống
trọng lối sống nông thôn làng xã khép kín nên có thể bảo lưu truyền thống ở
mức cao.

Trong tín ngưỡng, truyền thống sùng bái phồn thực thể hiện qua (1) tục thờ

sinh thực khí, nõ–nường, chày cối, biểu tượng vuông–tròn, hình tượng cóc

[111]

;

(2) tục thờ hành vi giao phối thẩm thấu trong các hoạt động hội hè đình đám:
múa tùng dí, giã gạo, giã cối đón dâu, các trò chơi ném còn, đánh đu, trồng nụ,
trồng hoa, khoèo chân múa tay v.v., thêm vào đó là các truyền thống vật linh,
truyền thống thờ Mẫu – nguyên lý Mẹ, thờ tổ tiên.

Trong phong tục lễ tết–lễ hội, tính kế thừa thể hiện sống động qua các ước

vọng phồn thực, thái bình thịnh vượng mang đậm chất phương Nam thể hiện
qua các trò chơi dân gian trong hội làng Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ (xét theo
không gian), phong tục ăn tết theo truyền thống số lẻ, gồm tết xuống đồng
(lồng-tồng) ngày 3 tháng ba, tết giết sâu bọ ngày Đoan dương 5 tháng năm, tết
Ngâu gắn với nông nghiệp 7 tháng bảy v.v. (xét theo thời gian), vốn không chỉ
có trong văn hóa người Việt mà có cả ở văn hóa các tộc người có quan hệ lịch
sử như Mường, Thái, Tày, Thổ, Chứt v.v. (xét theo chủ thể).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.