còn hệ thống số lẻ dành cho sự sống, sự phát triển. Tiếp tục, từ cơ sở ấy, người
Việt phát triển hệ thống triết lý theo mô hình Tam tài, Ngũ hành.
Trong nhận thức tự nhiên, nhu cầu hiểu biết để mưu sinh và phục vụ cuộc
sống là động lực và mục đích để nhận thức phát triển. Ngôn ngữ được coi là
một thứ sản phẩm sản sinh ra từ nhu cầu ấy. Bàn về tính kế tục của tiếng Lạc
Việt cổ và tiếng Việt truyền thống, nhiều tác giả nổi tiếng
lần lượt công bố
các phát minh của mình, tuy chưa phải đạt đến mức thống nhất, song đều đã
chứng minh được nguồn gốc Lạc Việt của tiếng Việt ở Việt Nam. Nguyễn Tài
Cẩn đã so sánh đối chiếu (1) tiếng Việt hiện đại với (2) tiếng Việt tk. XVII
theo Từ điển Việt – Bồ – La, (3) tiếng Việt tk. XV-XVI theo An Nam Dịch Ngữ,
(4) tiếng Việt trước tk. XV theo chữ Nôm cổ và phương ngữ Nghệ Tĩnh, (5)
tiếng Việt tk. X theo thổ ngữ Mường, (6) tiếng Việt cổ thời kì 1000 năm trCN
theo tiếng Sách, Rục, (7) tiếng Việt cổ 2000 năm trCN theo ngôn ngữ Việt-
Chứt và tiếng Việt cổ 3000 năm trCN theo Proto Việt- Chứt v.v., chứng minh
được tính kế tục hoàn chỉnh của ngôn ngữ.
Tương tự, trong lịch pháp học, nhiều tác giả cũng tìm thấy tính kế thừa của
hệ thống lịch pháp canh nông Việt cổ với hệ thống nông lịch đương đại, biểu
hiện cụ thể nhất là hệ thống tên gọi Thập nhị địa chi [xem Nguyễn Tài Cẩn
2000: 21; Nguyễn Cung Thông: 2009]. Ngoài ra, sự nhất quán của lịch pháp
nguyên thủy và nông lịch truyền thống còn tìm thấy trong cách gọi tháng Một
trong tiếng Việt (theo lịch kiến Tý tháng mở đầu ứng với tháng 11, gồm Một,
Chạp, Giêng, Hai..). Theo Đại Nam nhất thống chí, cư dân vùng Bất Bạt (Mỹ
Lương, Hà Nội) và nhiều địa phương khác ở Bắc Bộ đến tk. XIX vẫn lấy tháng
11 làm tháng đầu năm.
(2) Văn hóa tổ chức
Nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu của các ngành sử học, dân tộc học,
ngôn ngữ học, khảo cổ học và văn hóa học
trong và ngoài nước đã minh
chứng thuyết phục tính kế thừa ấy của lịch sử.
Trong lĩnh vực tổ chức đời sống tập thể, vai trò gia đình-gia tộc hòa vào bối
cảnh không gian văn hóa làng xã nông thôn truyền thống, tính dân chủ – gần
gũi giữa các thế hệ người Việt, thói quen sống thôn làng khép kín với hệ thống