VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 193

cường mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Tân Lạc Việt với văn hóa bộ phận còn
lại của Đông Nam Á.

b. Tính kế thừa qua các thành tố văn hóa

Như đã bàn trên, quá trình từ văn hóa Lạc Việt đến văn hóa truyền thống ở

Việt Nam mang tính kế thừa lịch sử. Ở tiểu mục này, chúng tôi thảo luận sâu
hơn về tính kế thừa ấy trong các bình diện văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức
và văn hóa ứng xử của văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

(1) Văn hóa nhận thức

Đầu tiên, đó là sự kế thừa và phát triển của các quan niệm về vũ trụ và nhân

sinh có từ thời văn hóa Lạc Việt. Nhiều tác giả cận – hiện đại như Kim Định,
Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Chử Văn Tần, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn
Duy Hinh v.v. bàn luận nhiều về nền tảng minh triết Việt để lại trong kho tàng
văn hóa nhận thức Việt Nam truyền thống, đều có nhận thức chung rằng cư dân
Lạc Việt cổ với nghề canh nông cổ truyền và lối sống hài hòa vào thiên nhiên
sớm hình thành tư duy lưỡng phân, mở đầu từ hai cực lạnh–nóng, khô–mưa,
đông–xuân, hè–thu, sự ưu ái–sự hà khắc của thiên nhiên liên tục chuyển hóa
qua hình tượng các cặp đực–cái, hươu–chim trên mặt trống đồng. Kế thừa tư
duy lưỡng phân ấy, người Việt Nam truyền thống đã dung hợp với kiểu triết lý
âm dương sau khi được người phương Bắc hoàn thiện hóa, coi đó là nền tảng
để nhận thức toàn cõi vũ trụ và nhân sinh. Tư duy lưỡng phân và triết lý âm
dương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tính cách người Việt
về sau, đó là các quan niệm “trong họa có phúc”, lối sống quân bình, tinh thần
lạc quan v.v.. Triết lý âm dương ngược lại bổ sung cho tư duy lưỡng phân, đẩy
tư duy này phát triển đến đỉnh cao của nó. Trần Ngọc Thêm [2001: 111-112]
viết “Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hòa”.
Nguyễn Duy Hinh [2004] thì gắn tư duy lưỡng phân (quan niệm Đức-Cái làm
tiêu biểu) với tín ngưỡng phồn sinh dân gian có từ thời Lạc Việt (tượng người
đàn ông Văn Điển với sinh thực khí phóng to, tượng phụ nữ có sinh thực khí
phóng to ở Đông Cương, 4 cặp nam nữ giao hoan trên thạp Đào Thịnh v.v.),
cũng coi đó là nền tảng của mọi nhận thức triết lý về sau.

Từ tuy duy lưỡng phân, triết lý âm dương, người Việt truyền thống phát triển

hệ thống triết lý theo thành tố lẻ do phân lập hệ thống số chẵn dành cho cõi âm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.