VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 192

tiểu vùng này mới có tính đồng nhất cao trong loại hình kinh tế văn hóa (xem
chương 1). Đây được coi như một chất keo kết dính và kích thích dung hòa
chủng tộc và văn hóa. Cũng bởi chất keo này, dân Mã lưu đã hòa nhập vào văn
hóa Tân Lạc Việt tự lúc nào không hay biết.

– Xét ở điều kiện lịch sử – xã hội, sự dung hợp tộc chủng và văn hóa (Lạc

Việt, Âu Việt, Môn-Khmer, Nam Đảo v.v..) diễn ra liên tục trong suốt quá trình
lịch sử đã giúp định hình nên diện mạo mới của văn hóa, vừa mang chất Bách
Việt truyền thống vừa cách tân, trở nên khác biệt với cư dân Bách Việt các nơi
khác. Thêm vào đó, thành tựu văn minh Đông Sơn xán lạn với tổ chức nhà
nước Văn Lang “khá hoàn thiện” đã đảm bảo cho dòng chảy của văn hóa
truyền thống ở Việt Nam được liên tục dù quá trình Hán quá diễn ra khắc
nghiệt và lâu dài.

Ở một phương diện khác, yếu tố văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt

Nam đều diễn ra gián tiếp qua vai trò của khu vực văn hóa Nam Trung Hoa,
tức khu vực dung hòa văn hóa Bách Việt – Hán, do vậy tính chất ảnh hưởng có
phần “nhạt hóa”. Nam Việt vương Triệu Đà tự xưng “Nam di chi trưởng” và
lệnh cho thần dân theo phong tục tập quán Việt cổ là một thí dụ. Nhiều người
Việt Nam đồng thuận coi Triệu Đà là một trong những người có công gìn giữ
và bảo tồn văn hóa Việt thời cổ đại. Bên cạnh nhiều sứ quan gốc phương Bắc,
các sứ quan gốc Bách Việt hoặc dung hòa Bách Việt – Hán cũng từng có mặt ở
Bắc Việt Nam, như Tuyên Diệp (

楦晔),

Lưu Hy (

刘熙), Viên Huy (袁徽), Hứa Tịnh (许靖), Trình Bính (程秉), Tiết

Tổng (

薛综) v.v. [Trương Thanh Chấn.. 2002: 196]. Tương tự, nhiều phong tục

Hán sau khi truyền đến Hoa Nam đã có xu hướng “phương Nam hóa” trước
khi vào đến Việt Nam, chẳng hạn như các quan niệm cốt lõi của Nho giáo, Đạo
giáo và Phật giáo Bắc Tông. Tác giả Vương Văn Quang.. [2007: 129] khẳng
định, từ sau khi người Hán vào ở lẫn với người Việt ở đồng bằng sông Hồng,
tuy văn hóa tinh thần, lối sống có sự thay đổi ít nhiều song sản xuất vật chất thì
vẫn như cũ. Thêm vào đó, văn hóa Ấn Độ (đặc biệt là Phật giáo Nam Tông) và
phần còn lại của Đông Nam Á cũng ảnh hưởng đến văn hóa Tân Lạc Việt, tuy
không đủ mạnh để làm một cực đối trọng với ảnh hưởng của văn hóa phương
Bắc nhưng ít nhiều tác động tích cực đến quá trình chống Bắc thuộc và tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.