tảng hình thành hệ thống chữ Nôm như một minh chứng của xu hướng tiếp
nhận, biến đổi và sử dụng văn hóa ngoại lai của người Việt.
Tóm lại, quá trình phân lập văn hóa người Việt từ văn hóa Tân Lạc Việt vào
cuối giai đoạn chống Bắc thuộc chịu sự tác động sâu sắc của mối quan hệ lịch
sử – xã hội Việt Nam và Trung Quốc trong suốt thiên niên kỷ I trCN. Văn hóa
Trung Hoa du nhập mạnh mẽ nhất bằng chính sách cưỡng bức ở hai thời kì
chính, thứ nhất là thời Hán thuộc tính từ sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà
Trưng và đến hết thời Đông Hán; và thứ hai là thời thuộc Đường, từ tk. VII đến
giữa tk. X. Dưới tác động của người Trung Hoa, văn hóa Tân Lạc Việt đi từ
tranh chấp đến tiếp nhận văn hóa Hán, cuối cùng dẫn đến sự phân lập văn hóa
Việt và Mường
.
Về mặt chủ thể, trong thành phần tộc người Việt cuối thời chống Bắc thuộc
phải kể đến một lượng không nhỏ di dân người Hán (thuộc hai thành phần:
Hán phương Bắc và Hán phương Nam, song đa phần là Hán phương Nam), di
dân nói các ngôn ngữ Tày-Thái ở vùng núi và trung du phía bắc, di dân người
Chăm (Nam Đảo)
từ phía nam. Ngôn ngữ Việt Mường chung của cư dân
Tân Lạc Việt không ngừng tiếp nhận và cải biến, sử dụng các đóng góp của
ngôn ngữ Hán, Tày-Thái và Chăm để cuối cùng phân lập hai ngôn ngữ Việt,
Mường. Bộ phận cư dân đồng bằng sông Hồng phân lập thành người Việt sớm
hơn vùng đồng bằng sông Mã-sông Cả. Thời Pháp thuộc, cư dân Mường được
gọi là người Trại, thuật ngữ từng được sử dụng để gọi cư dân đồng bằng sông
Mã – sông Cả đầu thời Lê. Người Việt ở đồng bằng dần gọi là người Kinh vì
họ “thấm nhuần ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa”. Trong suốt chiều dài
lịch sử sau đó, nhiều nhóm người Việt tiếp tục kéo lên miền núi, hình thành các
nhóm Tày Pọng, Đan Lai, Ly Hà, Nguồn v.v., có văn hóa và tập quán kinh tế
rất gần gũi với người Mường. Rõ ràng ranh giới tộc người và văn hóa các tộc
thuộc nhóm Việt-Mường chỉ mang tính tương đối.
3.2.2. Tính kế thừa từ văn hóa Tân Lạc Việt đến văn hóa truyền thống
ở Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh khẳng định “chính sách Hán hóa của quan
lại Trung Hoa đã thất bại trước sức mạnh của văn hóa Việt, đặc biệt là văn hóa