VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 191

dân gian” [1993: 267]. Giữa văn hóa Lạc Việt (Cổ Lạc Việt và Tân Lạc Việt)
và văn hóa truyền thống ở Việt Nam tồn tại một sự kế thừa mang tính hệ thống.

a. Nguyên nhân đảm bảo sự kế thừa

Đi từ văn hóa Tân Lạc Việt sang sự phân lập văn hóa người Việt nhìn chung

là một quá trình thử thách văn hóa – quá trình tôi luyện trong khắc nghiệt để
tạo nên sức sống mãnh liệt của văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

Thoạt đầu, sự suy tàn của các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc sự du

nhập của văn hóa Hán đã tạo điều kiện cho văn hóa truyền thống tiếp cận góc
nhìn khu vực. Theo đó, văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ mới du nhập đã bổ sung
cho văn hóa Việt Nam yếu tố văn hóa chính thống, làm giàu thêm dòng văn
hóa địa phương vốn thiên về giới bình dân và chủ yếu dựa vào các minh triết
dân gian.

Trải qua hơn một thế kỷ chống Bắc thuộc, di sản văn hóa Lạc Việt không

mất đi mà nó trở thành cơ tầng cho văn hóa truyền thống ở Việt Nam. So với
các chi tộc Bách Việt khác thì chỉ có văn hóa Lạc Việt mới đạt được tính chủ
thể
trong tiến trình vận động và phát triển thành một nền văn hóa độc lập ngoài

văn hóa Hoa Hạ- Hán trên vùng đất tổ

[108]

. Nguyên nhân thì nhiều, chúng tôi

tập trung mấy điểm sau:

– Xét ở điều kiện tự nhiên, vùng đồng bằng sông Hồng–sông Mã nằm xa

nhất về phía nam trong khối Bách Việt, thời tiền sơ sử tiếp xúc văn hóa Hoa
Hạ – Hán muộn hơn và với cường độ thấp hơn các tiểu vùng (hay vùng) Bách
Việt khác. Như một quy luật tất yếu, càng ở xa thì càng giữ được bản sắc nhiều
hơn. Mặt khác, khí hậu nhiệt đới nóng đã hạn chế các hoạt động sống của
người phương Bắc. Thay vì đến cư trú ở đồng bằng sông Hồng thì họ thường
định cư ở dải đất Lưỡng Quảng ngay dưới chân núi Ngũ Lĩnh. Thứ hai, lớp dân
Mã lưu theo chân Mã Viện phần đông là cư dân Hán Hoa Nam, tức bộ phận
người Bách Việt bị Hán hóa ở các cấp độ khác nhau. Thứ ba, văn hóa Hoa Hạ-
Hán khi lan truyền đến phía nam, đặc biệt là điều kiện môi sinh xứ nóng cực
nam Bách Việt đã phải thay đổi để thích nghi với điều kiện sinh thái và điều
kiện xã hội bản xứ. Cuối cùng, và là yếu tố nội tại quan trọng nhất, so với ba
tiểu vùng còn lại của Lĩnh Nam (Đông Lạc Việt, Âu Việt, Nam Việt) thì chỉ ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.