VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 198

Nam tạo thế cân bằng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh, và ở chừng mực nhất
định, tiến hành “bản địa hóa” các yếu tố ngoại sinh khi sử dụng. Đại diện là xu
hướng kết hợp tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo Bắc Tông, xu hướng kết
hợp trung quân ái quốc trong quan niệm Nho giáo, xu hướng bản địa hóa
Ki-tô giáo ở tục thờ Đức mẹ La Vang v.v.. Chử Văn Tần [2003: 970-977] đúc
kết đặc trưng tính cách văn hóa của con người Việt Nam thành mấy điểm
chính, gồm tính kiên nhẫn, tinh thần dũng cảm, tinh thần tập thể – tính cộng
đồng, lòng nhân ái – khoan dung, tính cách mềm dẻo – lối ứng xử linh hoạt, tư
duy dung hợp
cùng mặt trái của nó là sự cam chịu, nhu nhược an phận, mê tín,
phong cách chậm chạp, thiếu tinh thần tôn trọng pháp luật
v.v..

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã tập trung vào các điểm chính sau:

Trong tương quan với các tiểu vùng khác ở Lĩnh Nam, tiểu vùng Tây Lạc

Việt hội tụ tính đồng nhất cao trong loại hình kinh tế – văn hóa do môi trường
đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng-sông Mã) tạo nên.

Thành phần tộc người và văn hóa Bách Việt ở tiểu vùng Tây Lạc Việt phức

tạp, lịch sử hình thành có thể phân làm hai thời kì: Cổ Lạc Việt và Tân Lạc
Việt.

Từ cuối thời đồ đá mới – đầu thời đồ đồng, bên cạnh cư dân Bách Việt tại

chỗ, cư dân Đông Việt từ vùng hạ lưu Dương Tử thiên di xuống Lĩnh Nam,
một bộ phận định cư tại đồng bằng sông Hồng, qua thời gian lâu dài tiếp xúc
và dung hợp với cư dân nói ngôn ngữ Môn-Khmer có sẵn tại rìa đồng bằng và
một bộ phận cư dân Tày- Thái (thuộc nhánh Tây Việt) từ vùng núi và trung du
phía bắc đồng bằng xuống để hình thành tộc Cổ Lạc Việt. Văn hóa Cổ Lạc Việt
mang phong cách Đông Việt do được xây dựng ở môi trường đồng bằng với
nghề nông nghiệp lúa nước, bên cạnh là các tố chất văn hóa rừng và núi do cư
dân Môn-Khmer và Tây Việt (Tày-Thái) mang lại.

Đến thời kì Văn Lang – Âu Lạc, dưới tác động của yếu tố lịch sử – xã hội

(sự hình thành nhà nước; nguy cơ xâm nhập của phương Bắc), tộc người Cổ
Lạc Việt (đồng bằng) và các cộng đồng Âu Việt, Australoid, Nam Đảo dung
hòa chủng tộc và văn hóa để hình thành tộc Tân Lạc Việt, giới ngôn ngữ gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.