VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 209

Thành Giữa (hình đa giác, chu vi 6, 5km) và Thành Trong (hình chữ nhật, chu vi 1, 6km). Thân thành

ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Xem

thêm Bùi Thiết [1999: 304- 314].

[48]

Như Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Dư Địa Chí, Lịch Triều Hiến

Chương Loại Chí, Việt Sử Tiêu Án, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Sử Học Bị Khảo (Việt

Nam), Thủy Kinh Chú, Quảng Châu Ký, v..

[49]

博罗, 俗尚朴素(..), 不乐淫哇, ..

[50]

Tác giả Đinh Gia Khánh [1993: 172] dẫn kết quả nghiên cứu của Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bản, Đỗ

Quốc Tường, khởi thủy là thờ dương vật (

且), sau chuyển hóa thành thờ tổ tiên (祖).

[51]

Thần thoại Y Doãn (

伊尹) kể rằng một đàn ếch (cóc) xuất hiện trong lòng chiếc cối giã gạo, một

người phụ nữ thấy thế hốt hoảng chạy đi, được một quãng thì ngoảnh đầu nhìn lại chiếc cối. Tức thì,

người này biến thành một cây dâu có một hốc dưới thân. Từ hốc cây, người anh hùng Y Doãn được sinh

ra, cứu nhân loại thoát khỏi hiểm họa đại hồng thủy.

[52]

Cũng có thuyết giải thích Mê = con hươu, Linh=tiếng gió thổi, do vậy vật tổ là hươu nai, tương thích

với hoa văn người và hươu trên trống đồng [Nguyễn Duy Hinh 2004].

[53]

Theo W. Eberhard [1968: 380-381], vùng Triều Châu mở hội Thanh long vào ngày 15 tháng hai âm

lịch. Trong đại lễ, người ta tổ chức nhiều chiếc xe kiệu phủ đầy màu sắc để “rước” rắn thần Thanh long.

Ngoài Triều Châu, vùng đồng bằng Châu Giang (Quảng Đông) cũng tổ chức đại lễ tế rắn thần Đại vương

trong ngày này. Ở đảo Lan’tao (Hồng Kông), rắn thần Đại vương được hiển thị dưới dạng các chiếc linga

bằng đá. Tại nhiều vùng ở Quảng Đông và Quảng Tây, từ “xà (rắn)” là từ cấm kỵ.

[54]

Theo khảo cứu của Eberhard [1968: 378-379, 388-390], giao long xuất hiện trong truyền thuyết

vùng Nam Dương Tử – Bắc Đông Dương, tương truyền thân giống rắn, đầu hổ, có 4 chân, thường sống ở

các vùng sông hồ sâu. Cũng theo truyền thuyết, giao long dùng nước dãi để bắt người, nhấn chìm xuống

nước rồi hút máu. Giao long là “vua” của 3.600 loài cá dưới sông, biển [Eberhard W. 1968: 378]. Người

Bách Việt cổ vùng sông nước thường vẽ hình giao long trên người khi phải tiếp xúc môi trường nước, từ

đó tục xăm mình (trong đó có hoa văn rắn – rồng) dần dà định hình và phát triển (ghi trong Hoài Nam Tử

(thiên Nguyên Đạo Huấn))

[55]

Chợ phiên, vừa để trao đổi hàng hóa, vừa để trao đổi văn hóa, kinh nghiệm sống, vốn rất phổ biến ở

hầu hết các cộng đồng Bách Việt xưa. Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thời cổ trung đại rất thịnh hành kiểu

họp chợ này. Người Hán ghi âm tiếng Việt bằng từ “khư (

墟)” hoặc “khâu (=丘 gò cao)” để gọi kiểu họp

chợ, như “dạ ca khư (

夜歌墟)” ngày 3 tháng ba của dân Choang. Trong văn hóa Thục, chợ là “hợi (亥)”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.