VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 211

(

南越行纪), Quảng Vận (广韵), Thượng Lâm Phú (上林赋) v.v.. [Li Hui-Lin 1983: 46-47; Lâm Úy Văn

2003: 56-60; Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 152-162]

[64]

夫剪发文身,错臂左衽,瓯越之民也” (Phu tiễn phát văn thân, thác tí tả nhậm, Âu Việt chi dân

dã).

[65]

适越者,坐而至,有船也” (Thích Việt giả, tọa nhi chí, hữu thuyền dã).

[66]

xem thêm Phạm Đức Dương [2000: 37]; Nguyễn Ngọc San [2003: 16].

[67]

Benedict [1942: 576-601; 1975: 462], Haudricourt [1953], Phan Ngọc, Phạm Đức Dương [1983: 76-

133].

[68]

Đây là một tiểu vùng khá phức tạp. Trong lịch sử, chủ nhân hòn đảo này là người Lạc Việt, tức cùng

nguồn gốc chủng tộc và văn hóa với Bắc Bộ Việt Nam. Song, qua biến thiên của quá trình lịch sử-xã hội,

văn hóa tiểu vùng này càng tiến gần hơn với tiểu vùng Quảng Đông. Tỉnh Hải Nam được tách ra khỏi

tỉnh Quảng Đông trong hai thập niên gần đây. Chúng tôi xếp riêng thành một tiểu vùng để tiện quan sát.

[69]

Ngoài ra còn có thuật ngữ Đông Việt để chỉ Đông Âu, một chi tộc nhỏ sinh sống vùng giáp ranh

Chiết Giang – Phúc Kiến thời Tây Hán.

[70]

Lý Phưởng trong Thái Bình Ngự Lãm dẫn Việt Tuyệt Thư có nhắc đến Ngô vương Hạp Lưu hỏi Tử

Tư về việc chuẩn bị thuyền chiến thế nào, Tử Tư trả lời rằng đã chuẩn bị đủ loại chiến thuyền, gồm “đại

dực, tiểu dực, đột mạo, lầu thuyền, kiều thuyền” (

大翼, 小翼, 突冒, 楼船, 桥船), còn giải thích rằng

“dùng đại dực làm xe lớn của lính bộ, tiểu dực làm xe nhỏ, đột mạo làm xung phong, lầu thuyền làm xe

lầu, còn kiều thuyền thì làm phiêu kỵ vậy”. Ngoài ra, Tử Tư còn chuẩn bị cho Hạp Lư một chiếc thuyền

lớn – “Dư hoàng” (

余皇, còn gọi là Thuyền vua 皇舟 (Hoàng chu)). Theo ghi chép trong Ngô Việt Xuân

Thu, chiếc “đại dực” dài 10- 12 trượng, rộng 6 trượng, cùng lúc có thể chở 91 thuyền binh cùng nhiều

trang bị vũ khí khác” (theo Ngô Việt Xuân Thu).

[71]

Thạch Chung Kiện [1992: 34] còn lập luận rằng thần thoại Tangaroa có nguồn gốc từ vùng Nam Việt

với bằng chứng (1) hình thủy thần Tangaroa giống Lôi thần trong phong tục Nam Việt; (2) tên gọi

Tangaroa bắt nguồn từ danh từ “Đản Dân Lão” (

蛋家佬/Dan-jia-lao/ Đản gia), tức chỉ cư dân lênh đênh

trên sông nước khắp từ Phúc Kiến đến Lĩnh Nam qua các đời Đường – Thanh ở Trung Quốc. Lập luận

này hợp với ý kiến của Lâm Huệ Tường [1978: 11].

[72]

như các di chỉ La Gia Giác (

罗家角) ở Đồng Hương (桐乡), Tiết Giang Cương (薛家岗) ở Tiềm

Sơn (

潜 山),núi Bão Mã Lĩnh (跑马) ở Tu Thủy (修水) thuộc Giang Tây.

[73]

Tham khảo Chang Te-tzu [1976: 143]; Gina Barnes [1993: 93-95]; Li Hui-Lin [1983: 42]; Smith

R.B. và Watson W. [1979: 3].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.