Như H. Maspero, L. Aurousseau, E. Gaspadone, A.G. Haudricourt, Trần Kinh Hòa, Đào Duy Anh,
Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn, Vương Lộc, Phạm Đức Dương v.v…
Tiêu biểu phải kế đến các công trình trong nước của Đào Duy Anh [1955], Lê Văn Siêu [1964,
1967], Kim Định [1970, 1971], Trần Quốc Vượng [1996], Trần Ngọc Thêm [2001], Chu Xuân Diên
[1999], Lê Văn Hảo [1989], Đinh Gia Khánh [1993], Nguyễn Duy Hinh [2004] v.v..
Tìm thấy rất nhiều trên trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống,
thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, thôn Mống..) v.v…
Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái viết “Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu”, một số dị bản lại nói là “gói
muối”. Kỳ thật, lễ vật hôn nhân thời ấy chọn cả hai loại đất và muối (tượng trưng cho đất và nước, âm và
dương). Theo các sử liệu ghi chép (nhất là thời Pháp thuộc) thì nhiều tộc người thuộc nhóm Môn-Khmer
có tục ăn đất, như Kháng, Banar, Việt v.v. Trong cộng đồng người Việt có các vùng Vĩnh Phú, Hà Đông,
Hà Tây, Nam Định, Thái Bình v.v.. Đến cuối tk. XX, nhiều vùng ở Vĩnh Phú vẫn còn tục này (xem thêm
Lê Nhâm Tuyết [1973: 267-271].