I - DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử văn hóa Việt Nam từ sau CN
cho đến nay gắn liền với các quá
trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, khu vực và thế giới.
Nhiều lớp văn hóa ngoại lai được tiếp nhận, cải biến và sử dụng đã ít nhiều làm
lu mờ vai trò và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc – yếu tố quyết
định bản sắc văn hóa và sự sống còn của một nền văn hóa độc lập.
Rõ ràng, việc làm sáng rõ vị trí, vai trò và đóng góp của văn hóa Bách Việt
trong văn hóa truyền thống ở Việt Nam và Nam Trung Hoa là rất cần thiết.
Tính chất xán lạn của văn minh Trung Hoa không chỉ che khuất một phần hay
tất cả các nền văn hóa của các dân tộc nhỏ hơn ở bên cạnh mà còn làm sai lệch
trong hiểu biết của không ít nhân sĩ, trí thức thế giới. Theo chúng tôi, “tiên
trách kỷ, hậu trách nhân”.
“Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa truyền
thống ở Việt Nam” là một đề tài mang tính cơ sở cho công cuộc tìm tòi, nghiên
cứu cội nguồn dân tộc và văn hóa nước nhà. Lấy phương pháp luận văn hóa
học làm cách tiếp cận, chúng tôi mong muốn làm rõ các vấn đề căn nguyên
nguồn cội, tính chất của nền văn hóa Lạc Việt tổ tiên của chúng ta và các mối
quan hệ văn hóa với các cộng đồng chủ thể lân cận trong chiếc nôi văn hóa
Lĩnh Nam, trực tiếp làm tiền đề cho những nghiên cứu quan trọng về mối quan
hệ chủng tộc và văn hóa Lạc Việt – Việt Nam về sau.
1.2. Vấn đề nguồn gốc Bách Việt của văn hóa Việt Nam, thực ra, đã được
chính sử các triều đại Đại Việt – Đại Nam ghi chép từ trước, như Đại Việt Sử
Ký(1272), Đại Việt Sử Lược (tk.
XIV), An Nam Chí Lược (1335), Việt Điện U
Linh Tập (1392), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697), Đại Việt Thông Sử (1759),
Việt Sử Tiêu Án (1775) v.v., song thường chỉ bàn đến nguồn gốc văn hóa Việt
Nam qua tư liệu truyền miệng, và viết bằng giọng chính sử. Đầu tk. XX, một
số tác giả tiên phong tìm về cội nguồn bằng khoa học, ít nhiều đạt được các
thành tựu đáng kể như Đào Duy Anh, Kim Định, Lê Văn Siêu v.v. Cho đến
cuối tk. XX, các khoa học hiện đại phát triển thì vấn đề ngày càng được quan