Đường), Tùy Thư (thời Lương), Cựu Đường Thư (thời Hậu Tấn), Tân Đường
Thư (thời Tống), v.v. đều có những chương mục chuyên luận về diễn biến lịch
sử văn hóa Bách Việt. Ngoài ra, các cuốn địa lý chí, địa phương chí cũng đóng
góp quan trọng như Nam Việt Hành Kỷ (thời Hán), Hoài Nam Tử (thời Hán),
Sơn Hải Kinh (thời Tấn), Thủy Kinh Chú (thời Hậu Ngụy), Thái Bình Ngự
Lãm và Thái Bình Quảng Ký (thời Tống); Thái Bình Hoàn Vũ Ký (thời Tống),
Giao Châu Ký (thời Tấn); Quảng Châu Ký (thời Tấn); Quảng Châu Chí (thời
Tấn), Lĩnh Ngoại Đại Đáp(thời Tống), Đại Đường Tây Vực Ký (thời Đường),
Nam Việt Chí (thời Nam Triều–Tống) v.v.. Nhìn chung, các cuốn cổ sử này đều
do người Hán ghi chép qua lăng kính của người chinh phục và cai trị, chủ yếu
là miêu thuật một cách tổng quát về sự tồn tại của các tộc người, các hiện
tượng văn hóa Bách Việt cùng quá trình Hán hóa theo thời gian. Do vậy các
nhận định, đánh giá trong các tác phẩm này cần phải được kiểm chứng lại qua
các tư liệu của khoa học hiện đại, đặc biệt phải đặt dưới nhãn quan thuyết
tương đối văn hóa (cultural relativism).
Đến đầu tk. XX, các bài viết, tác phẩm chuyên luận thường gắn liền với
khảo cứu khoa học hiện đại. Mốc khởi đầu được tính từ thập niên 1920, khi bài
viết về văn hóa Bách Việt – “Nghiên cứu văn hóa sông Tường Kha giang” của
Đồng Chấn Tảo
được công bố trên tờ Lĩnh Nam Học báo. Sau đó, nhiều tác
giả nghiên cứu về Bách Việt bắt đầu các hoạt động khảo cứu của mình, đặc
biệt năm 1936 thành lập Hội nghiên cứu Sử Địa Ngô Việt, năm 1937 xuất bản
cuốn Ngô Việt văn hóa luận tùng
với tất cả 24 bài viết súc tích. Trong số các
tác giả nghiên cứu Bách Việt thời ấy nổi lên nhà nghiên cứu La Hương Lâm,
lần đầu tiên công bố cuốn sách tổng hợp nhất về Bách Việt, cuốn Bách Việt
trong hệ thống Trung Hạ năm 1943, chính thức công bố 17 tộc danh Bách Việt
gồm Vu Việt, Âu Việt, Mân Việt, Dương Việt, Sơn Việt, Nam Việt, Tây Âu,
Lạc Việt, Việt Thường, Đằng Việt, Điền Việt, Việt Tê, Bặc Quốc, Đông Đề, Dạ
Lang, Quỳ Việt v.v., đồng thời xác lập các dấu hiện nhận diện cơ bản của văn
hóa Bách Việt như xăm mình, sử dụng rìu và kiếm đồng, trống đồng, giỏi chèo
thuyền và đời sống sông nước v.v.. Điểm cần nhấn mạnh là trong bài viết
“Nghiên cứu Việt tộc cổ” trước đó, tác giả này khẳng định Bách Việt khác với
Hoa Hạ, song trong cuốn Bách Việt trong hệ thống Trung Hạ này lại đổi quan