VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 6

điểm, cho rằng Bách Việt là hậu duệ của dân Hạ vùng Trung Nguyên. Các bài
viết khác đồng tác giả có “Nghiên cứu văn hóa Việt tộc cổ đại”, “Nghiên cứu
phương ngôn Việt tộc cổ đại”, “Quan hệ đồng nguyên giữa giữa người Mã Lai
và dân tộc Trung Hoa”, “Quan hệ giữa người Mã Lai và người Việt cổ”, “Văn

hóa Việt tộc cổ đại”

[5]

v.v. lần lượt được công bố ở Trung Quốc và Đài Loan đã

góp phần làm sáng tỏ quan điểm kết nối Hoa Hạ-Bách Việt – Đông Nam Á của
tác giả. Ngoài La Hương Lâm, một số tác giả khác cũng lần lượt thể hiện quan
điểm “Hạ Việt đồng nguyên (Hoa Hạ – Bách Việt cùng nguồn gốc)” qua một
số công trình tiêu biểu. Lâm Huệ Tường viết Lịch sử các dân tộc Trung
Quốc
(1936), Lã Tư Miễn cũng công bố cuốn cùng tên (1934), Từ Tùng Thạch
có các cuốn Lịch sử dân tộc lưu vực Việt Giang (1941), Nghiên cứu tộc Thái,
tộc Đồng, tộc Việt
(?) v.v.. Riêng Lâm Huệ Tường chủ trương phân hai hệ: hệ
Bách Việt
, gồm Vu Việt, Dương Việt, Âu Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt,
Sơn Việt cư trú từ lưu vực Dương Tử đến bắc Việt Nam; hệ Bặc Shan, bao
gồm tiền dân Ai Lao, Shan-Thái cư trú phía tây sông Hồng. Còn Từ Tùng
Thạch đặc biệt nhấn mạnh dân tộc Choang hiện nay chính là “người Việt cũ
(

旧越人)” – hậu duệ trực tiếp, điển hình nhất của Bách Việt cổ.

Bên cạnh các tác phẩm nói trên, người Trung Hoa còn xuất bản một số sách

chuyên khảo (bài viết) tiêu biểu khác, như cuốn Thành phần dân tộc Trung
Hoa
(1923) của Lương Khải Siêu; cuốn Bàn về văn hóa Mân Trung (1923) của
Hồ Thích Chi và Cố Hiệt Cương; cuốn Sơn Việt khảo (1924) của Lưu Chi
Tường; cuốn Nghiên cứu đất Mân cổ (1924) và “Các khu vực phân bố của dân
Sơn Việt thời Tam Quốc” (1934) của Diệp Quốc Khánh; cuốn Trung Quốc và
Việt Nam
(1928) của Long Tiềm; cuốn Nghiên cứu tiền dân Việt Đông (1932)
của Đàm Kì Tương; cuốn Văn hóa Việt tộc cổ đại; cuốn Nghiên cứu nguyên
lưu các dân tộc Nam Trung Quốc
(1933) của Lang Kình Tiêu; cuốn Lược thuật
lịch sử Việt Nam
(1933) của Vương Tập Sinh; hai bài Nghiên cứu vua Chức
nước Nam Hải thời Hán
(1935) và Nghiên cứu Việt tộc ở nước Gia Cát Lượng
thời Hán sơ
(1936) của Phan Thời; bài “Nghiên cứu tục xăm mình dân Ngô
Việt cổ” (của Lục Thụ Đan; cuốn Khảo sát văn hóa Ngô Việt của Tô Thiết; bài
“Việt chi tính” của Lã Tư Miễn; cuốn Tổng hợp khảo cổ Ngô Việt (1940);
bài Bàn về cổ sử bán đảo Việt Nam (1944) của Hàn Chấn Hoa; bài “Con cháu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.