Việt vương Câu Tiễn di dân” (1944) của Vương Tân Dân; cuốn Nguồn gốc dân
tộc Phúc Kiến (1946) của Lâm Huệ Tường; cuốn Nghiên cứu di tích vua Việt ở
Mân Bắc (1948) của Tạ Đạo Phân v.v.
. Điều đáng nói là các tác giả đều có
quan điểm như La Hương Lâm. Quan điểm này không có cơ sở và hoàn toàn
trái ngược với các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Ở Việt Nam, giai đoạn này chưa từng có tác phẩm nào thảo luận trực tiếp về
Bách Việt hay nguồn gốc Bách Việt của người Việt Nam. Một vài chi tiết có
liên quan được các sử gia Việt Nam lồng ghép vào các tác cuốn chính sử hay
các chuyên luận của mình, như Đại Việt Sử Ký (1272, Lê Văn Hưu), Đại Việt
Sử Lược (tk.XIV), An Nam Chí Lược (1335, Lê Tắc), Việt Điện U Linh
Tập (1392, Lý Tế Xuyên), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697, Ngô Sỹ Liên..),
Đại Việt Thông Sử (1759, Lê Quý Đôn), Việt Sử Tiêu Án (1775, Ngô Thời Sỹ)
v.v
Giai đoạn 1949-1979, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng trong nghiên cứu
lịch sử văn hóa Bách Việt do tác động của điều kiện lịch sử – xã hội Trung
Quốc đương thời, đặc biệt là Cách mạng văn hóa 1966-1976.
Thời gian này có hai chuyên tác có giá trị. Thứ nhất là cuốn Dòng máu
Trung Quốc trong các dân tộc Đông Nam Á (1954) của Từ Tùng Thạch xuất
bản ở Hồng Kông. Tác giả chủ trương người Mã Lai – Đa Đảo ở Đông Nam Á
vốn có xuất xứ từ Trung Quốc, địa vực cổ vào khoảng Chiết Giang, Phúc Kiến,
sau khi nước Sở giết vua Vô Cương đã giong thuyền ra các hòn đảo Nam
Dương, “đuổi bạt” dân Polynesia, thuần phục giống người da ngăm thân ngắn
tại đó, tiếp thu dòng máu của họ để hình thành giống Mã Lai da nâu. Thứ hai là
cuốn Nguyên lưu và văn hóa Bách Việt (1955) của La Hương Lâm cũng xuất
bản ở Đài Loan, bao gồm cả thảy 9 bài viết tập trung các vấn đề tộc thuộc,
phân bố, ngôn ngữ, văn hóa, diễn biến lịch sử của các dân tộc Bách Việt cổ
cùng mối quan hệ giữa Bách Việt với người Mã Lai v.v. Quách Mạt Nhược
trong cuốn Trung Quốc sử cảo (1976) chủ trương nước Việt tk. VI-V trCN do
người Hạ, người Sở và dân Việt bản địa hợp thành, còn tác giả Từ Trọng Thư
trong cuốn Hạ sử sơ thự(1979) nói rõ sau khi Thương diệt Hạ, dân Hạ di cư
xuống phía Nam thành người Việt, lên phía bắc thành Hung Nô.