sử văn hóa Bách Việt, lần lượt xuất bản các cuốn Tuyển tập lịch sử dân tộc
Bách Việt (1982, 1985, 1989, 1998); Nghiên cứu nguồn gốc và quá trình phát
triển Bách Việt (1986); Nghiên cứu lịch sử Bách Việt (1987); Nghiên cứu dân
tộc Bách Việt(1990); Nghiên cứu Văn hóa Bách Việt Quốc tế (1994); Nhai mộ
núi Long Sơn và văn hóa Bách Việt (2001), Nghiên cứu Bách Việt (2007) v.v.
với tổng cộng trên 300 bài viết chuyên luận. Điều mới mẻ của giai đoạn này là
các tác giả đã phá thế “dĩ Hoa vi trung”, tìm tòi nghiên cứu khách quan và
đồng thuận rằng Bách Việt và Hoa Hạ là hai trong số các tập đoàn dân cư cổ sơ
độc lập nhau ở Á Đông và là hai nguồn văn hóa lớn hình thành nên diện mạo
văn hóa Trung Hoa hôm nay. Tuy nhiên, các tác giả lại chụm lại ở một quan
điểm mới, coi văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nhất thống từ đa nguyên,
trong đó hai bộ phận cấu thành quan trọng nhất là Hoa Hạ (lưu vực sông
Hoàng Hà) và Bách Việt (lưu vực sông Dương Tử trở xuống) (so với trước đó
chỉ công nhận chiếc nôi Hoàng Hà). Hệ quả của quan điểm này là các tác giả
cố tình níu kéo hết thảy những gì có nguồn gốc hoặc có liên quan đến Bách
Việt vào Trung Quốc.
Bên cạnh, hàng loạt tác giả (hoặc nhóm tác giả) đã công bố nhiều chuyên tác
về Bách Việt. Tiêu biểu có Mông Văn Thông với cuốn Việt sử tùng
khảo (1983); Tưởng Bính Chiêu với cuốn Tuyển tập tư liệu lịch sử dân tộc
Bách Việt (1988); nhóm các tác giả Tưởng Bính Chiêu, Ngô Miên Cát, Tân
Thổ Thành với cuốn Văn hóa Dân tộc Bách Việt (1988); Trần Quốc Cường,
Tưởng Bính Chiêu, Ngô Miên Cát, Tân Thổ Thành với Lịch sử Dân tộc Bách
Việt (1988); Vương Thắng Tiên với Nghiên cứu mới về di tục Việt tộc (1990);
Hà Quang Nhạc với Lịch sử hình thành và phát triển Bách Việt (1991); Tống
Thục Hoa với cuốn Bách Việt(1991); Trương Tăng Kỳ với Nước Điền và văn
hóa Điền Việt (1997); Dương Tông với Văn hóa nước Mân Việt (1998); Lâm
Úy Văn với Lịch sử kinh tế Bách Việt Trung Quốc (2003) v.v.. Thêm vào đó,
hàng trăm bài viết khác nhau đi sâu thảo luận các vấn đề cụ thể của văn hóa
Bách Việt, chủ yếu có phạm vi khảo sát là Nam Trung Hoa, ít quan tâm đến
mối quan hệ lịch sử văn hóa với bắc Đông Nam Á (xem Tài liệu tham khảo và
Phụ lục).