VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 11

Một vài tác giả người Ấn gốc Thái Khamti bang Assam đã thực hiện một số

công trình nghiên cứu nguồn gốc người Thái A-hom và Thái Khamti hiện đang
định cư tại bang Assam của Ấn Độ. Trong số đó, các tác giả Lila Gogoi
[1971], Puspadhar Gogoi [1996], Nomal Chandra Gogoi [2003], v.v. lần lượt
công bố các bài viết khẳng định nguồn gốc từ vùng đất nay là Vân Nam của
dân tộc mình.

Ở Việt Nam cho đến nay hầu như không có chuyên luận nào dành riêng cho

các vấn đề lịch sử, văn hóa cộng đồng Bách Việt nói chung. Do vậy, chúng tôi
sẽ chủ động sàng lọc, sử dụng các tư liệu nói trên làm cơ sở cho các nội dung
liên quan đến lịch sử và văn hóa Bách Việt dưới góc nhìn tổng thể.

b. Lịch sử nghiên cứu văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam

Nếu như việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa Bách Việt đơm hoa kết

trái, nhất là từ giữa tk. XX về sau với hai quan điểm chủ đạo là “Hạ-Việt đồng
nguyên” và “Hạ-Việt nhất thống” thì không có một công trình nào nghiên cứu
có hệ thống về văn hóa Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam (kể cả ở Trung Quốc).
Một số chuyên luận và bài viết có khai thác yếu tố văn hóa Việt cổ ở Lĩnh
Nam, song chủ yếu để đạt mục đích làm nền tảng cho sự thâm nhập và phát
triển của văn hóa Hán từ thời Tần – Hán về sau mà thôi. Và do vậy, càng
không có công trình nào bàn đến mối quan hệ văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam
và văn hóa truyền thống ở Việt Nam.

Ở Trung Quốc, các tác giả và các công trình nghiên cứu ở mức độ tổng quát

có thể kể như hai tác giả Vương Văn Quang, Lý Hiểu Bân với cuốn Lịch sử
diễn biến phát triển dân tộc Việt: từ Việt, Liêu đến các dân tộc thuộc ngữ hệ
Choang – Đồng
(2007); Hội nghiên cứu Trống Đồng Trung Quốc công bố hai
cuốn Tuyển tập nghiên cứu Trống Đồng 1 2 (1982, 1984); và Dư Thiên Xí
với cuốn Lịch sử nước Nam Việt cổ (1988). Thứ hai, các nghiên cứu phân tán
thành các bình diện cụ thể tương đối phong phú. Đó là các tác giả Đặng Thông
với Nghiên cứu văn hóa cổ Nam Trung Hoa và khu vực lân cận (1999); Phùng
Minh Dương với Việt Ca: văn hóa luận nghệ thuật ca hát bản thổ vùng Lĩnh
Nam
(2006); Trương Vĩ Tương, Tiết Xương Thanh với Hải cảng cổ ở Quảng
Đông
(2006) v.v.. Thứ ba là các nghiên cứu tập trung vào văn hóa người Hán ở
Hoa Nam, thường chỉ coi văn hóa Bách Việt là yếu tố đóng vai trò phụ trợ để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.